Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Cơ Chế Đan Quyền (P2)

 

Đan quyền chia chính quyền làm 4 phần                                                                                                         

-Giáp (Chính trị tổng cơ)

 

A.Tối cao quốc thể (Tổng Thống hay Quốc Trưởng =T1)

-do Quốc Dân hội nghị chọn = QD1.

-Kiểm soát bởi Phê Phán viện = PP1 và Kê Sát Viện= KS1.

 

B. Tối cao lập pháp (Quốc Hội =D1):

-Do Quốc Dân đoàn tuyển công dân tầng cử Trung Tâm Hội Nghị = QD1

-Phê chuẩn T1, bộ trưởng

-Tổ chức Quốc Dân đoàn (xã, hạt, huyện, tỉnh)

-Tham dự & tu chỉnh kế hoạch quốc gia.

-Phê chuẩn luật do Lập Pháp Viện đề ra.

 

C.Phê Phán Công Đường

-Do D1+ KS1

-Kiểm soát Trung Tâm Hội Nghị ,QD1 & T1

-Đề nghị tu chính Hiến Pháp nhưng không quyết định

 

D. Chính trị phù bật

-Chỉnh lý cơ +T1

-Tham quân cơ + T1

 

-Ất (Hành chính tổng cơ)  

 

A. Nghiên Cứu Bộ:

-Nghiên Cứu Viện (tự tuyển)

-Lập Pháp Viện  (T1 + D1)

 

B.Chấp Hành Bộ:

-Hành Chính Viện (T1 +D1)

-Quan Chính Viện (T1 chọn)

 

C. Khảo hạch bộ

-Tư Pháp Viện (Dân-Quân-Hình luật)

-Kê Sát Viện (+QD1)

 

-Bính (Hành chính phụ cơ)

 

A.Khu vực quốc phòng

 

B.Tỉnh: tỉnh trưởng+T1

-Trung Tâm Hội Nghị (tỉnh) tham chính.

 

C.Huyện:

-Trung Tâm Hội Nghị (Huyện) nắm quyền

-Dân cử Huyện trưởng+ T1

 

D.Hạt

-Trung Tâm Hội Nghị (Hạt) nắm quyền

-Huyện trưởng cử Hạt trưởng+ T1

 

E.Xã

-Trung Tâm Hội Nghị (Xã) nắm quyền

-Xã trưởng do dân cử, Huyện trưởng giám sát+ T1

-Đinh (Chính trị nguyên cơ)

 

-Công dân đoàn tổ chức Trung Tâm Hội Nghị hành xử quyền Lập Pháp.

 

-Các Trung Tâm Hội Nghị chịu mệnh từ Công Dân đoàn.

 

-Quốc Dân Trung Tâm Hội Nghị là toàn quốc dân.

 

-Xã chính dân đoàn là ý chí & quyết nghị sau cùng việc nước, quốc phòng.

 

-Quốc dân Trung Tâm Hội Nghị soạn thảo, Quốc dân Công đoàn quyết định thi hành.

 

Nhìn vào tổ chức của Đan Quyền, chúng ta thấy có 4 cột trụ: Giáp-Ất-Bính-Đinh. Tương tự như hệ thống chính trị Tây phương: Giáp (Chính Trị tổng cơ) là hoạt động có tính chính trị. Trong khi Ất (Hành Chính tổng cơ) là những bộ phận lo về hành chính, chuyên môn mà nhân sự do T1 (tổng thống, quốc trưởng) chọn với sự chấp nhận, phê chuẩn của D1 (quốc dân Trung Tâm Hội Nghị). Sự khác biệt là D1 phục vụ cho cả hai phía giới lãnh đạo chính trị (đảng chính trị) và D1 (các tầng lớp Trung Tâm Hội Nghị các cấp do dân tham dự). Như vậy kiến thức chuyên môn không còn là độc quyền của giới ưu tú để áp đảo dân đen. Cả T1 và D1 đều tham dự từng bước và vì thế mà gọi là Đan quyền.

Đồng thời sự hiện diện của Phê Phán Công Đường (như là bộ phận kiểm soát Chính Trị Tổng Cơ cũng như những án lệnh được Tối Cao Pháp Viện bên Tư Pháp Viện phán xét nhưng sai trái cần phải nhìn lại) do dân chọn được thay đổi nhân sự thường xuyên, kiểm soát cả T1 lẫn D1 và luật pháp. Phê Phán Công Đường có trách nhiệm như toà án (phán xét, phê bình) lẫn với giới truyền thông để phân xử và minh bạch mọi sinh hoạt trong nước. Bính là Hành Chính phụ cơ rải theo trung ương đến địa phương. Khu vực quốc phòng để riêng. Tỉnh và huyện do T1 và D1 phối hợp: Tỉnh (huyện) trưởng do T1 chọn điều hành, Trung Tâm Hội Nghị nắm quyền (như Lập Pháp của Tây phương nhưng lại không làm luật mà bộ phận làm luật là Lập Pháp Viện, từ bên Hành Chính Tổng Cơ). Nhưng cấp Hạt lại do Huyện trưởng đề cử qua Trung Tâm Hội Nghị địa phương. Đến cấp Xã thì lại do dân cử (phải chăng đây là lý do "đáy tầng"?).

Căn nguyên chính trị là "Đinh". Người dân từ Xã tham dự Xã chính dân đoàn. Nếu hiểu "Quốc dân là mọi người. Công dân là những người có tiêu chuẩn tham gia chính trị" thì mọi người dân đều tham gia việc nước (cá nhân có quyết tâm là chuyện khác). Cấp cao nhất là Quốc Dân Trung Tâm Hội Nghị làm việc ngang hàng với Quốc Trưởng. Quốc Trưởng có thể là đảng viên đảng ABC nhưng dân thì không. Quy chế thay đổi và tham dự Trung Tâm Hội Nghị không cho phép dân (nếu là đảng viên) có thể thao túng các quyết định của Trung Tâm Hội Nghị từ cấp dưới (xã) lên trên (toàn quốc). Lập Pháp Viện cũng là bộ phận làm luật do T1 chỉ đạo và D1 phê chuẩn tránh được tình trạng Quốc Hội làm luật trói tay Hành Pháp hay Hành Pháp yêu cầu mà Quốc Hội không làm. Tương tự như vậy, Hành Chính Viện phụ trách các nhu cầu pháp luật, chính sách quốc gia, không lệ thuộc T1 hay D1. Các bộ phận chính quyền theo Đan Quyền không bị áp lực chính trị của đảng cầm quyền chi phối cho dù là Hành Pháp hay Lập Pháp.

Như chúng ta thấy "Chính Trị Tổng Cơ" (lãnh đạo) là chính nhưng kèm theo là "Chính Trị Nguyên Cơ" (nhân dân). "Hành Chính Tổng Cơ" (trung ương) là các bộ phận chuyên môn được kèm theo bởi "Hành Chính Phụ Cơ" (các cấp địa phương). Nguyên tắc "tung hợp" được áp dụng để từng bước sinh hoạt của chính quyền các cấp, lãnh vực đều có sự tham dự của giới lãnh đạo, chuyên gia và nhân dân.

Khuyết điểm của Đan Quyền vẫn là dân. Mọi người dân có chấp nhận Duy Nhân Cương Thường (Nhân Bản Cương Thường) hay không? Người dân có tích cực tham gia từ cấp xã lên tới quận, hạt, huyện, tỉnh với nhu cầu tham dự sinh hoạt nghị hội các cấp thường xuyên -- có thể là trở ngại cho sinh kế cá nhân, gia đình. Công dân có chấp nhận nền giáo dưỡng nhân bản để đào tạo các nhân vật lãnh đạo có tu dưỡng và điều hành quốc gia theo hướng "Bình Sản Kinh Tế"

Đan quyền phối hợp sự kiểm soát, kềm chế lẫn nhau giữa Quốc Trưởng, Trung Tâm Hội Nghị và Phê Phán Công Đường (cũng do từ Công Dân đoàn cử ra). Quốc trưởng bổ nhiệm các Bộ, viện trưởng (nội các) nhưng do Trung Tâm Hội Nghị đồng ý. Cả quốc trưởng lẫn Trung Tâm Hội Nghị chịu sự phê phán từ Phê Phán Công Đường. Phê Phán Công Đường thành viên do Trung Tâm Hội Nghị và Kê Sát Viện chủ tuyển. Đan quyền đặt Lập Pháp Viện (làm luật) là cơ quan chuyên môn (làm luật) và được Trung Tâm Hội Nghị phê chuẩn. Do đó các "đại diện nhân dân" trong Trung Tâm Hội Nghị (cho dù thay đổi thường xuyên) cũng không thể ra luật với lỗ hổng (loophole) hay có lợi cho các nhóm vận động (lobby). Và các nhà "lập pháp" (quốc hội) không có chuyện trì hoãn việc soạn, ban hành luật khi cần thiết hay uy hiếp Hành Pháp về ngân sách vì Phê Phán Công Đường kiểm soát các đạo luật. Soạn luật với kẽ hở (loophole) và cập nhật hóa các đạo luật lỗi thời là hai khuyết điểm của Quốc Hội trong hệ thống tam quyền. Lơ là việc soạn luật để chạy theo lợi ích cá nhân (xuất ngoại, vận động tài chính ...) là sự lạm quyền mà cử tri bất lực nếu muốn ngăn chận. Lập pháp viện của đan quyền trở thành nhiệm vụ hành chính: làm vì nhu cầu (giữa T1 đề nghị và D1 chấp thuận với sự phê bình của Phê Phán Công Đường) không vì phe nhóm (đảng).

Trong khi đó Tư Pháp Viện (tòa án) coi cả dân, quân và hình luật, độc lập với Quốc Trưởng. Kê Sát Viện (thanh tra) làm việc với Trung Tâm Hội Nghị và độc lập với Quốc Trưởng. Kê Sát Viện làm việc giám sát, thẩm định, cũng như luận tội về luật pháp, các nhân viên ở các cấp hầu tránh sự lũng đoạn trên mặt nhân sự cũng như chính sách.  Tuy rằng Quốc Trưởng chung quyết các án Tư Pháp, Kê Sát Viện nhưng nếu Quốc Trưởng không đồng ý điểm ABC mà Phê Phán Công Đường không bác bỏ và Trung Tâm Hội Nghị vẫn chấp nhận thì mới chứng tỏ "dân"làm chủ (có thực quyền quyết định). Như vậy cơ quan thi hành (giám sát, xử) luật xét cả dân sự lẫn quân sự sẽ tránh được sự kiện tòa án quân sự xử khác tòa dân sự vì XYZ (khi nhân quyền như nhau). Sức mạnh quân đội vẫn do dân kiểm soát (tránh việc Quốc Trưởng dùng quân đội đảo chính chính quyền dân cử). Tư pháp trong Đan Quyền tránh được xung đột giữa Tòa và bộ Tư Pháp (hành pháp). Khi sự phê bình (Phê Phán Công Đường) đến từ dân (những tiếng nói từ bên ngoài để Phê Phán Công Đường xét lại bản án hoặc chính sách của quốc gia). Cơ quan thanh tra (Kê Sát Viện) và xử án (Tư Pháp Viện) làm việc với dân (Trung Tâm Hội Nghị) là sự phối hợp giữa ý dân và chuyên gia. Sự giám sát (thanh tra) trở thành bộ phận riêng không còn là thuộc từng bộ. Như vậy tránh được tình trạng vị Bộ Trưởng áp chế việc thanh tra trong nội bộ để che giấu các hành vi phạm pháp. Khi Tư Pháp Viện hoạt động như bộ phận hành chính độc lập thì Hành Pháp (T1) không can thiệp được. Sự kiện bộ quốc phòng tiêu xài ngân sách không có hồ sơ (trường hợp quân đội Mỹ tại Iraq) mà Quốc Hội truy xét không có kết quả. Trong Đan Quyền thì Kê Sát Viện và Trung Tâm Hội Nghị có khả năng ngăn chận những xung đột đảng phái, hướng chính trị trong chính quyền thường làm tê liệt chính quyền, cản trở việc thi hành luật pháp. Khi thành viên Trung Tâm Hội Nghị có nhiệm kỳ giới hạn (2 lần tiên nhiệm, mỗi nhiệm kỳ là 4 năm, tổng cộng ba nhiệm kỳ là 12 năm) bị kiểm soát bởi Phê Phán Công Đường, không dính vào doanh nghiệp, không làm luật mà chỉ được phê chuẩn sẽ tránh bị mua chuộc bởi bên ngoài.

Bộ phận Quan Chính Viện để đưa ra những tiêu chuẩn tuyển chọn người vào vị trí lãnh đạo quốc gia, phải có đủ những tiêu chuẩn tài, đức chứ không như cơ chế tam quyền của Mỹ không đặt nặng tài và đức để rồi khi được bầu vào cơ chế thì mặc sức phá tan nền dân chủ đã từng có trên 200 năm.

Bất kỳ cá nhân nào nắm giữ quyền hành (càng cao và càng lâu) dễ có khuynh hướng lạm quyền. Bị hủ hóa (biến chất) lâu hay mau tùy trình độ tu dưỡng của mỗi cá nhân. Mục đích của Đan Quyền là kiểm soát từng bước thi hành quyền hạn mọi lãnh vực từ người chủ xướng (lãnh đạo) đến dân (Trung Tâm Hội Nghị) qua giới chuyên gia (các viện, bộ) dưới sự kiểm soát, phê bình (Phê Phán Công Đường và Kê Sát Viện). Khi "quyền" bị giới hạn thì "lợi" cũng giảm theo. Có như vậy tài nguyên thiên nhiên không bị khai thác quá đáng, phí phạm và gây ô nhiễm. Sự phát triển có thể chậm nhưng so sánh giữa "nhanh" để rồi di hại về sau khi các công ty khai thác kiếm lời rồi bỏ chạy để lại gánh nặng cho địa phương và chính quyền. Không "lợi" quá đáng thì kẻ xấu không nhảy vào chính quyền để lũng đoạn. Kinh tế thị trường không "tự do" để kiếm lời (thịnh vượng) và lũng đoạn chính quyền. Phải chăng đó là mục đích của Bình Sản Kinh Tế?

Một khi "quyền" (chính trị ) được kiểm soát bởi đáy tầng (người dân) thì "lợi" (kinh tế) sẽ như thế nào? Đó là mục đích của Bình Sản Kinh Tế. Để có thể chấp nhận Bình Sản Kinh Tế thì phải đi qua Tu Dưỡng, qua Sinh Mệnh Tâm Lý, Duy Nhân Cương Thường (Nhân Bản Cương Thường), Cơ Năng Hiến Pháp... và sẽ được thảo luận trong bài viết khác.

Trần Công Lân

Tháng 5 năm 2024 (Việt lịch 4903)

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nuôi Tâm Sinh Thiên Tài (P1)

“Nuôi Tâm sinh thiên tài.... Nuôi Óc sinh nhân tài.... Nuôi Thân sinh nô tài....” (Lý Đông A) Bởi vì hồn ma "Tùng Lâm" về ám...