Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Cá Thể và Toàn Thể Đối Lập Thống Nhất (P1)

PBS: A brief history of future.

Đầu thế kỷ 21, khi nhân loại phát triển toàn cầu với các phương tiện khoa học kỹ thuật mới giúp con người di chuyển, truyền thông, trao đổi kinh tế... nhanh hơn; tưởng chừng sẽ cải thiện đời sống nhân loại tốt hơn nhưng cùng lúc trở ngại cũng phát sinh nhanh hơn, rộng hơn và phức tạp hơn. Tầng lớp trí thức ưu tư về tương lai nhân loại đã và đang tiến hành các phương thức giải quyết vấn đề đa diện và phức tạp mà chính họ cũng không biết sẽ tìm hiểu như thế nào. Tại Pháp, các nhóm người có trình độ kiến thức khác nhau đã họp thành Công Dân Nghị Hội (Citizen Convention) toàn quốc. Nếu so với Lý Đông A (cơ năng hiến pháp) thì Lý Đông A để nghị Quốc Dân Đại Hội (Quốc dân đoàn) và Công dân tầng chế độ (Trung Tâm Hội Nghị các cấp tỉnh, huyện, xã).

Tại Mỹ thì nhiều nơi, nhiều nhóm tụ họp các thành phần trong xã hội để trao đổi ý kiến, tìm hiểu nhau, giải quyết bế tắc  và hướng về tương lai. Tuy có mục đích tốt: đi tìm sự hòa đồng, thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng nhau, đối xử với lòng từ bi (compassion), bảo vệ thiên nhiên... nhưng đem mọi người quan tâm đến với nhau một cách tức thì (ad hoc) không dựa trên một khung sườn (framework) hay các nguyên tắc cần thiết thì dễ lạc đường vì quá rộng và mơ hồ. Trong khi các cá nhân tham dự cần được sắp xếp hợp lý để đến với nhau (thảo luận) có kết quả hơn. Khi các phức tạp của con người gặp sự phức tạp của hoàn cảnh, địa lý thiên nhiên, xã hội... thì sự đi tìm đầu mối giải quyết thật mông lung, mờ ảo. Gom mọi người đến với nhau trong cùng một không gian không có nghĩa là sự xung động sẽ đưa đến kết quả dưới bất kỳ hình thức nào. Đó là sự cầu may.

Nếu nói về nguồn gốc và hướng đi thì "phong trào" đi tìm "lịch sử tương lai" (trình bày bên trên) có vẻ giống như những gì Lý Đông A vạch ra cho thế hệ 2000s. Tuy rằng Lý Đông A không nhìn thấy tình trạng hiện nay của thế giới nhưng nền tảng căn bản Duy Dân mà Lý Đông A đưa ra đã dựa trên những nguyên tắc rất vững chắc, có liên hệ chặt chẽ, cân bằng với lý luận triết học theo từng bước qua các công thức (phương trình) cân bằng (đối lập, hỗ tương) mà chúng ta không thấy xuất hiện hay được nhắc tới trong "lịch sử tương lai".

Tuy rằng những người tham dự có nhắc tới những yếu tố tốt đẹp nhưng đó chỉ là ngọn không phải là gốc (là những nguyên tắc căn bản). Khi "thí nghiệm" về xã hội Mỹ (melting pot) gần 237 năm không dẫn đến hòa bình thế giới mà tạo thêm phức tạp xáo trộn hơn với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khi tội ác tại Mỹ bị "chụp mũ" là bệnh tâm thần cho thấy giới trí thức Mỹ không muốn nhìn vào Tâm & Thân của con người để giải quyết xung đột giữa cá nhân và tập thể như là sự "đối lập thống nhất". Một mặt thả lỏng tự do cá nhân tối đa, mặt khác dùng áp lực xã hội (giàu có, thịnh vượng, sung túc...với nhanh, mạnh, khôn ngoan, mạo hiểm...) để thúc đẩy con người (trẻ) lao vào cuộc chạy đua mà không suy nghĩ về mục đích, hậu quả.

Khi “Cùng” đường để “Tắc biến”, các nhà tư tưởng (tương lai học) hy vọng phép lạ xảy ra bằng cách đem mọi người đến với nhau qua một hình thức sinh hoạt (convention, group discussion, camping) với hy vọng sẽ tìm ra giải pháp. Họ nghĩ rằng sự đe dọa của các hiểm họa trước mắt (thiên tai, chiến tranh, bệnh dịch) sẽ giúp mọi người quên khác biệt nhỏ để tìm giải pháp cho toàn bộ nhân loại. Lối giải quyết này giống như cho phép "tự do" sử dụng cần sa (marijuana) để giải trí (recreation): phải chăng vì không xác định được tác dụng xấu tốt của loại cây này nên (khoa học & chính trị gia) đồng ý thả cho dân xài (với lý do mơ hồ) để che giấu ý định của họ khi sự mạo hiểm của người dân sử dụng cần sa muôn mặt sẽ tình cờ khám phá ra tác dụng bí mật của loại cây này mà các viện bào chế thuốc khỏi mất công đầu tư tìm kiếm. Và đó là cách nhà giàu làm ra tiền qua thí nghiệm nơi người dân.

Lối giải quyết của Tây phương là thực tiễn, là có kết quả ngay và không muốn suy nghĩ lâu: xây nhà bằng máy in 3 chiều (3D printer) để giải quyết nạn khan hiếm nhà. Nhưng liên hệ "người-công việc-đất (môi trường)-di chuyển" gắn liền với nhau như một hỗn hợp phải cân bằng mới ra thành sản phẩm hữu dụng. Cũng như thực phẩm không thiếu nhưng sử dụng hoang phí. Nếu kẻ có tâm cứu chữa mối họa của nhân loại trong khi kẻ tham vẫn quyết tâm làm giàu đủ mọi cách kể cả phá hoại thiên nhiên.

Khi công thức căn bản "Nhiên-Nhân-Dân" không được tôn trọng thì tương lai nhân loại là gì? Khi chữ "Nhân" không được đặt hàng đầu mà lại dùng "Dân" để kêu gọi "thế giới hòa bình" thì sự kỳ thị, xung đột tất phải xảy ra. Lập lại những lời kêu gọi hòa bình, thông cảm của các nhà tu không đem lại tác dụng gì cả nếu trong từ mỗi cá nhân không có sự chuyển hóa. Mà muốn chuyển hóa con người thì phải chuyển hóa Tâm thức.

Tâm có "thức" (ghi nhận) mới tạo thành cá tính, cá nhân. Tiến trình ghi nhận "thức" (cái tôi biết) đi qua ngũ quan, ngũ giác được tổng hợp (thức thứ 6) sắp xếp (thức thứ 7) để tồn trữ trong tâm (thức thứ 8) khiến mỗi người cùng thấy sự kiện nhưng suy nghĩ, kết luận khác nhau. Từ thu thập tin tức từ bên ngoài qua Thân được lựa lọc, ghi nhận và tồn trữ tại Tâm. Đó là "hàng ngang".

"Hàng dọc" là từ thuở nhỏ, chưa có trí tuệ để  hiểu biết (vô minh) nên làm bừa (Hành), khi làm thì tiếp nhận (thức) về tên gọi (danh) và màu (sắc) qua các cơ quan của Thân (ngũ giác, ý thức) với tiếp xúc (thọ) sinh ra yêu thích (ái), rồi lưu giữ (thủ) thành cái tôi có (hữu) cho đó là sống (sinh) và khi tất cả không còn tụ hợp thành cái "tôi" và tan rã (chết).

Cá thể và tập thể (nhiều cá thể) có căn bản giống nhau nhưng vì tiến trình phát triển (ngang-dọc) khác nhau nên có "tôi" và "anh", nam và nữ... gây tranh chấp, xung đột. Nhưng nếu cá nhân có ý thức tu dưỡng để quan sát "Tâm" đang "thức" (ghi nhận tin tức bên ngoài vào) để cảnh giác sự yêu, thích, ham muốn sẽ tạo tư tưởng lưu giữ ABC trong đầu để trở thành cái "tôi" này xung đột với cái "tôi" khác về "sống" và "chết". Nếu sống chết như nhau thì còn gì để xung đột? Cái gì sẽ còn lại khi sự sợ hãi biến mất, khi lòng tham không còn?

Nhưng hiện nay, các nhà tương lai học vẫn nhìn về phía trước, bên ngoài để chạy đua với thời gian (chỉ là ngọn) mà không nhìn vào bên trong con người để tìm hiểu "Tâm và Thân" (là gốc). Sự mong mỏi được tham dự vào tiến trình thay đổi tương lai trở thành yếu tố hấp dẫn lôi kéo mọi người vào cuộc chơi cũng chỉ là trò chơi cút bắt với ảo ảnh "hạnh phúc, tự do,thịnh vượng...". Nhưng khi bạn dừng lại, đứng sang một bên đường để nhìn lại thì nó có khác gì một "tôn giáo" mới đang rao giảng nhìn về tương lai tốt đẹp để dấn thân?

Họ (các nhà tương lai học) hy vọng gạt bỏ tức thì những bế tắc hôm nay để mở con đường mới lên "cung trăng". Họ nói về thiên nhiên, gạt bỏ thành kiến, quá khứ... nhưng vẫn chấp nhận mọi "người". Họ muốn nối kết người dân toàn thế giới với nhau qua họp mặt, ăn uống, thảo luận.... Nhưng nếu đã không hiểu con người (Nhân) từ trong Tâm ra ngoài Thân (đối lập thống nhất) sống trong môi trường nhị nguyên (Âm-Dương, Trời-Đất) thì khi nào phải cân bằng để tồn tại và khi nào chuyển hóa (ngũ hành) để vươn lên.

Nhân loại không thể tiếp tục thí nghiệm: một người giỏi (thiên tài) cứu triệu người hèn kém mà không nói đến một kẻ ác có thể thiêu hủy cả thế giới. Lối nhìn một chiều về cái Hay, Đẹp chỉ dẫn đến tranh chấp (đẹp nhất, giỏi nhất), bất lương thiện, giả dối. Thay vì chữ Nhẫn để giữ sự lương thiện, tìm ra Chân lý. Tuy nhận diện vấn đề của nhân loại là do con người và chỉ có con người mới giải quyết được nhưng thay vì đi tìm nhiều cách, phương pháp để giải quyết các nhu cầu của con người thì vẫn chỉ là ngọn, bên ngoài.

Nếu bạn tìm được cái A tốt thì cái xấu của nó ở đâu? Và vòng tròn tái diễn. Tây phương vẫn không nhìn cái gốc từ bên trong con người: Tâm khởi. Chạy theo cái Tâm khởi thì sẽ không bao giờ hết. Muốn có công bằng xã hội thì phải có công bằng trong Tâm mỗi người.

Cá Thể và Toàn Thể Đối Lập Thống Nhất (P2)

Trần Công Lân

Tháng 5 năm 2024 (Việt lịch 4903)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nuôi Tâm Sinh Thiên Tài (P1)

“Nuôi Tâm sinh thiên tài.... Nuôi Óc sinh nhân tài.... Nuôi Thân sinh nô tài....” (Lý Đông A) Bởi vì hồn ma "Tùng Lâm" về ám...