Quyền tự do tín ngưỡng
Nhiều người cho rằng tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng bởi chùa, nhà
thờ ở khắp mọi nơi. Một lần nữa, con số chùa, nhà thờ nhiều không có nghĩa là
VN có quyền tự do tín ngưỡng.
Khi các vị tu sĩ đi tù thì tự do tín ngưỡng không bao giờ có. Khi mà Quốc Hội
Việt Nam có sự xuất hiện của giới tu trong Quốc Hội thì tôn giáo VN đã trở
thành cánh tay dài của đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất) csvn chứ
không phải là một tôn giáo thuần túy. Mà đã là cánh tay dài của đãng thì phải
truyền đạo theo sự hướng dẫn của đãng. Đi ngược lại chủ trương của đãng thì sẽ
bị trù dập, bỏ tù.
Khi mà các tín đồ hội họp để làm lễ tưởng niệm các vị lãnh đạo tôn giáo và
bị cơ quan chính quyền tìm cách phá hoại, ngăn cản thì VN không bao giờ có tự
do tín ngưỡng.
Tự do tín ngưỡng là bất cứ cá nhân nào, tín đồ hay tu sĩ, đều có quyền đi
thuyết giáo ở bất cứ nơi đâu. Tự do tín
ngưỡng là ở những chỗ trang nghiêm của giới tu hành mục đích để tín đồ đến thực
hiện tín ngưỡng của mình chứ không phải là nơi công an chìm, nổi vào lắng nghe
rồi buộc tội bất cứ ai đó. Tự do tín ngưỡng phải được bảo vệ và tôn trọng trong
đó gồm cả những cơ sở tín ngưỡng, không thể nào cướp giựt tài sản của các cơ sở
tín ngưỡng dù mang danh nghĩa gì.
Tự do tín ngưỡng tức là nhà cầm quyền hoàn toàn không dính dáng đến các cơ
sở tôn giáo bởi một bên là cầm quyền, một bên là giúp đỡ tinh thần cho tín đồ.
Cả hai không thể nào nhập nhằng bởi sẽ dẫn đến tình trạng nhà cầm quyền tôn
vinh một tôn giáo nào đó, hoặc nâng đỡ một tôn giáo nào đó. Nhà cầm quyền cần
phải đứng ra khỏi sinh hoạt của tôn giáo và để các tôn giáo tự do hoạt động
trong phạm vi truyền bá đạo nhằm tạo ra một xã hội nhân bản hơn, thương yêu đồng
loại hơn.
Tiếc rằng nhà cầm quyền csvn luôn luôn tìm đủ mọi cách để xâm nhập vào mọi
tầng lớp sinh hoạt của người dân để kiểm soát, bắt bớ, đàn áp khi những điều giảng
dạy của các vị tu sĩ không làm hài lòng các cơ quan cầm quyền. Cho nên quyền tự
do tín ngưỡng tại VN hoàn toàn không có và chính điều này đã đưa đạo đức xã hội
xuống cấp thấp như loài cầm thú.
Khi nói đến quyền tự do tín ngưỡng thì cần phải đặt vấn đề với những đạo
giáo mang tính tà giáo. Ngay cả những vị lãnh đạo tôn giáo sách nhiễu tình dục
với trẻ vị thành niên được tôn giáo che chở thì cần phải có luật pháp để trừng
phạt nặng nề với những nhóm mang tính tà giáo hoặc các vị lãnh đạo tôn giáo lợi
dụng vị thế để sách nhiễu tình dục với trẻ vị thành niên.
Trong thời đại 2000s con người phải xét lại vai trò của tôn giáo có còn
thích hợp trong đời sống xã hội văn minh hay không. Tôn giáo được đặt ra để giải
thích các hiện tượng mà con người không có giải đáp. Từ đó con người bị lệ thuộc
vào tôn giáo lâu ngày nên mất đi ý thức tự chủ và bị giới lãnh đạo tôn giáo lợi
dụng. Chiến tranh tôn giáo cũng từ đó phát sinh.
Giá trị đạo đức của tôn giáo cần phải đánh giá lại khi chính giới lãnh đạo
tôn giáo vi phạm luân lý, giáo điều mà người sáng lập đã đặt ra. Nếu thời cổ
xưa mà có người tu dưỡng để đạt đạo thì ngày nay con người cũng có thể tự tu học
để đạt đạo. Sự ỷ lại vào tôn giáo từ mỗi cá nhân cũng như sự lợi dụng của giới
lãnh đạo đã chấm dứt vai trò của tôn giáo thời đại 2000s. Nếu đã gọi là nhân chủ
(tự chủ) dân chủ thì không còn tôn giáo vì tôn giáo chỉ dẫn đến sự lệ thuộc, mù
quáng.
Nền hòa bình thế giới cũng bị đe dọa khi hai nước cộng hòa có tôn giáo khác
biệt. Tôn giáo nào cũng nói điều tốt đẹp nhưng lại chống phá tôn giáo khác để
vượt trội thì không thể có hòa bình cho nhân loại.
Chuyện tín ngưỡng là chuyện của mỗi cá nhân. Quyết định tham gia vào cơ cấu
tôn giáo cũng là quyết định cá nhân mà không một cá nhân nào, chính quyền nào cấm
đoán dù với bất cứ hình thức nào.
Quyền tự do thành
lập hội đoàn
Nhìn về lịch sử của loài người, Con Người trải qua nhiều thời kỳ và từ những
trải nghiệm của mỗi thời kỳ, Con Người rút ra được bài học để áp dụng vào thực
tế tốt hơn nhằm mục đích nâng cao mức sống, nâng cao tri thức của Con Người.
Sự tự nguyện ngồi lại với nhau để lập thành một bộ lạc; để giải quyết nhu cầu
ăn-mặc, chỗ ở ngay từ nguyên thủy loài người đã cho thấy rằng cái quyền tự do
thành lập hội đoàn đã xuất hiện từ đó. Một bộ lạc ví như là một hội đoàn. Nhiều
bộ lạc phối hợp lại với nhau để tạo thành đơn vị xã, huyện, thành phố, tỉnh và
sau cùng là quốc gia.
Với sự tiến bộ của thế giới hiện nay, với sự phức tạp trong cuộc sống sinh
hoạt của xã hội cũng như bộ máy cầm quyền, quyền tự do thành lập hội đoàn càng
quan trọng và giải quyết được nhiều vấn đề nhằm giúp đỡ bộ máy cầm quyền, giảm
bớt gánh nặng của bộ máy cầm quyền trong việc điều hành sinh hoạt của xã hội.
Ở các quốc gia dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự đã đóng một vai trò rất
là quan trọng trong sinh hoạt của xã hội. Các hội đoàn như hiệp hội các luật
sư, y sĩ, kế toán, khoa học, giới truyền thông đã tạo ra một môi trường cho các
cá nhân trong ngành nghề trao đổi nghề nghiệp, kinh nghiệm; đồng thời đưa ra một
tiêu chuẩn của đạo đức nghề nghiệp để những đồng nghiệp không vi phạm và đồng
thời tạo uy tín cho ngành nghề của chính mình với xã hội mà mình phục vụ.
Các tổ chức bất vụ lợi được hình thành cho những công việc như văn hóa,
khuyến học, môi sinh, giúp đỡ người già yếu, giúp đỡ những tù nhân bị án oan,
giúp đỡ những người vô gia cư, giúp đỡ những cựu chiến binh bị tàn tật, giúp đỡ
những gia đình nghèo thiếu thức ăn, giúp đỡ y tế cho những trẻ em bị bệnh lúc bẩm
sinh v.v… đã góp công kiến tạo một xã hội nhân bản hơn, chứ không phải là một
xã hội mạnh được yếu thua. Những vấn nạn của xã hội, cho dù một cường quốc như
Hoa Kỳ, bộ máy cầm quyền không thể nào giải quyết được mà cần sự giúp đỡ của
các hội đoàn xã hội dân sự.
Hình ảnh những người dân, những tổ chức xã hội dân sự tự giúp với nhau
trong cơn bão Harvey đánh vào Texas mà thành phố Houston bị nặng nhất bởi do
mưa, lụt. Bộ máy chính quyền tiểu bang lẫn bộ máy chính quyền liên bang vẫn
không có đủ nhân lực để thực hiện cứu người trước cơn lụt xảy ra ở một diện rộng
lớn. Chính những cá nhân, những tổ chức xã hội dân sự bất vụ lợi đã thực hiện
chuyện cứu người và cung cấp thực phẩm, thức uống, nơi cư trú tạm thời cho những
nạn nhân tránh lũ lụt.
Lợi ích của các tổ chức xã hội dân sự là những tổ chức này sống tại địa
phương mình cư ngụ và thấy được những cần thiết của xã hội, từ đó họ biết cách
để vận động số đông quần chúng địa phương để cùng nhau giải quyết những vấn đề
mà bộ máy nhà nước không thực hiện được vì một lý do nào đó. Đây là những tổ chức
làm việc dựa trên thực tế địa phương nhằm mục đích phục vụ những thành phần sống
trong xã hội trên một lãnh vực hay nhiều lãnh vực tùy theo khả năng của mỗi tổ
chức xã hội dân sự. Thông thường mỗi tổ chức xã hội dân sự chỉ chuyên về một vấn
đề của xã hội mà xã hội thì có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, cho nên quyền
tự do thành lập hội đoàn là quyền rất cần thiết cho xã hội và những thành viên
sống trong xã hội đó.
Tại Việt Nam cũng có những tổ chức xã hội dân sự được xếp vào hai loại khác
nhau. Loại có giấy phép tức là loại xã hội dân sự của đãng (cố ý viết sai dấu
cho đúng bản chất) csvn và xã hội dân sự không chính thức không có giấy phép hoặc
không được sự tài trợ của bộ máy cầm quyền đãng csvn. Các tổ chức xã hội dân sự
không có giấy phép hoặc không được sự ủng hộ của nhà cầm quyền VN thường bị trù
dập và nhà cầm quyền VN tìm đủ mọi cách theo dõi, đàn áp những cá nhân có ý định
thành lập tổ chức xã hội dân sự đi ra ngoài sự kiểm soát của đãng csvn. Các tổ
chức xã hội dân sự của đãng mục đích là để lừa quốc tế, tham dự các sinh hoạt
xã hội dân sự của quốc tế với danh nghĩa là tổ chức xã hội phi chính phủ nhưng
thực chất là bàn tay nối dài của đãng cầm quyền, đồng thời để kiểm soát quần
chúng, phục vụ lợi ích của đãng cầm quyền. Ngày nào các tổ chức xã hội dân sự vẫn
nằm dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền thì đất nước đó hoàn toàn không có quyền
tự do thành lập hội đoàn và đi ngược lại Nhân Bản Cương Thường.
Cơ cấu chính phủ có quyền tài trợ các tổ chức xã hội về mặt tài chính với mục
tiêu đặt ra trong điều kiện cung cấp tài chính cho các tổ chức xã hội dân sự.
Các tổ chức chính phủ không thể nào vì sự tài trợ tài chính để làm áp lực để
các tổ chức xã hội dân sự không còn độc lập. Sự độc lập của các tổ chức xã hội
cần phải có để đạt được hiệu quả cao trong việc điều hành và giúp đỡ xã hội.
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)
Nguồn: https://nganlau.com/2024/04/15/nhan-ban-cuong-thuong-tin-nguong-hoi-doan/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét