Để thực hiện nhu cầu nhu yếu và nhu cầu sinh mệnh, mỗi Con Người sống trong xã hội cần phải có nhu cầu tự do bởi nếu không có sự tự do thì sẽ không thực hiện được hai nhu cầu vừa nói bên trên.
Tự do có ngay từ khi loài người xuất hiện trên trái đất này. Cần phải phân
biệt tự do của thời nguyên thủy loài người với sự tự do trong một xã hội loài
người.
Tự do thời nguyên thủy là mỗi con người có quyền tự do không giới hạn. Có
nghĩa là con người sống ở thời đại này cũng giống như loài thú, mạnh được yếu
thua. Khi một cá nhân A ở thời đại này, săn bắt một con thú thì một cá nhân B
có thể cướp lấy con thú này bằng sức mạnh của chính mình. Cả hai cá nhân này đều
sử dụng quyền tự do của chính mình để thực hiện nhu yếu ăn. Tuy nhiên, thay vì
bỏ công sức ra làm chuyện săn bắn thì người thứ hai bỏ công sức ra để thực hiện
chuyện cướp giựt thực phẩm của người khác.
Do đó từ tự do đến tự chủ đòi hỏi cá nhân phải có ý thức tu dưỡng để sống hợp
tình, hợp lý trong xã hội. Tu dưỡng để biết mình, biết người; để biết phân biệt
đúng-sai, để biết Thiện-Ác; để sống với tinh thần tự kỷ, tự giác; để sống và
giúp người khác sống vì sinh mệnh mỗi người đều có giới hạn.
Khi thấy ra được sự bất công trong việc giải quyết nhu cầu ăn nếu tiếp tục
trong một xã hội loài người nguyên thủy, những Con Người thời đại này, do nhu cầu
ăn và nhu cầu sinh mệnh của chính mình, họ đồng ý liên kết lại với nhau để trở
thành một nhóm người, một bộ lạc và chấp nhận quyền tự do có giới hạn nhằm bảo
đảm nhu cầu ăn của mình không bị ai cướp giựt, đồng thời quyết định được sinh mệnh
của chính mình.
Khi các bộ lạc được hợp thành một xã hội lớn để trở thành một quốc gia, thì
quyền tự do của mỗi con người trong quốc gia đó vẫn phải có trong giới hạn là
quyền tự do đó không làm hại đến quyền tự do của người khác, không làm hại đến
tài sản, tính mạng của người khác. Đây chính là quyền tự do của một xã hội loài
người mang tính Người. Bất cứ chính quyền nào xâm phạm quyền tự do của Con Người,
xâm phạm tài sản, tính mạng của Con Người trong xã hội tức là đã vi phạm Nhân Bản
Cương Thường.
Quyền tư hữu
Ngay từ thời nguyên thủy của loài người, quyền tư hữu đã có cùng lúc với sự
xuất hiện của Con Người. Quyền tư hữu ở thời điểm đó không hẳn là tài sản mà là
sức lao động của chính bản thân. Cái sức lao động đó chính là quyền tư hữu của
Con Người và chính cái sức lao động đó để tạo ra của cải, vật chất cho cuộc sống
cá nhân.
Chính sức lao động của mình, người dân có thể tự mình xây một căn nhà cho
chính mình. Hoặc khai hoang một mảnh đất không trù phú thành một mảnh đất trù
phú. Khi một mảnh đất thời xa xưa, không ai làm chủ và một cá nhân bỏ sức lao động
của chính mình để khai phá mảnh đất rừng thành cánh đồng phì nhiêu thì cánh đồng
phì nhiêu đó là tài sản của cá nhân đó, không ai, không một chính quyền nào có
quyền lấy tài sản đó.
Chuyện đất đai, nhà cửa của người dân đã có trước khi có sự xuất hiện của
đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất) csvn và khi đãng csvn thu tóm toàn đất
nước thì người dân mất đi quyền tư hữu đất đai và nhà cửa của chính mình. Đây
là một sự cướp giựt trắng trợn tài sản và quyền tư hữu của người dân mà thời
phong kiến, thực dân đã không làm chuyện đó.
Quyền tư hữu là quyền bất cả xâm phạm nếu cá nhân sống trong xã hội đã danh
chính, ngôn thuận tự mình tạo ra tài sản của chính mình thì không một ai, lấy bất
cứ danh nghĩa nào, cướp đoạt tài sản đã có đó.
Dĩ nhiên nếu cơ cấu cầm quyền cần trưng dụng đất đai tư nhân cho lợi ích
chung của tập thể thì cần phải bồi thường số tiền trên mức giá trị của thị trường
và chủ nhân của mảnh đất phải đồng ý bán lại mảnh đất đó bởi đây là lợi ích
chung của xã hội. Thí dụ cần mở thêm đường xá và cần trưng dụng đất đai của tư
nhân qua sự bồi thường (mua lại) thì tư nhân phải bán theo đúng yêu cầu mà luật
pháp đã đưa ra trong việc bồi thường mảnh đất được trưng dụng cho lợi ích của
xã hội.
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)
Nguồn: https://nganlau.com/2024/03/15/nhan-ban-cuong-thuong-nhu-cau-tu-do-quyen-tu-huu/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét