Tự đánh giá chính bản thân mình không cần đòi hỏi phải học từ trường lớp nào, không đòi hỏi phải là người có trình độ tri thức cao mà đòi hỏi cá nhân đó có sự thành thật với chính mình, chịu lắng nghe với chính tâm của mình hay không, chịu để tâm trí lắng đọng trong không gian và thời gian để tự mình nhìn lại chính mình cho chính xác hơn và hiểu rõ chính mình thực tế hơn.
Cái tâm lý sợ hãi, tự ti, tự ái, tự tôn, ỷ lại sẽ phá hoại tất cả những
đánh giá về chính bản thân của mình. Phải mang tâm lý hướng thượng là Con Người
không bao giờ hoàn hảo mà Con Người luôn luôn có những khác biệt; và chính những
khác biệt này làm cho mỗi Con Người trong xã hội có sự quan trọng, đóng góp bằng
nhau nếu mỗi cá nhân hoàn thành tất cả những khả năng mình có trong vị trí của
chính mình trong xã hội. Đừng bảo rằng vị bác sĩ quan trọng hơn bác nông dân
trong xã hội. Nếu không có bác nông dân sản xuất ra lúa gạo thì vị bác sĩ làm
gì có cơm ăn để được đi học thành bác sĩ. Còn nếu không có vị bác sĩ thì khi
lúc bác nông dân bệnh thì làm sao có thể hết bệnh để tiếp tục làm công việc sản
xuất lúa gạo của chính mình. Cả hai người đóng hai vị trí quan trọng trong xã hội
và không có vị trí nào quan trọng hơn vị trí nào.
Thái độ coi thường mọi người, xem mình quan trọng, tài giỏi hơn hay xem tổ
chức (đảng) mình tài giỏi hơn là thái độ của những người thất bại mà đãng cộng
sản VN là một thí dụ điển hình. Họ xem họ tài giỏi hơn mọi người để họ bắt cả
dân tộc theo con đường xã hội chủ nghĩa. Họ ỷ lại, tự ti, mặc cảm không dám
đánh giá chính khả năng của mình để rồi họ đảm nhận những trách nhiệm của họ
trong vị trí xã hội không đúng chỗ -- cuối cùng đất nước Việt đã không còn là đất
nước Việt với những bản chất Việt mà cha ông đã để lại trong suốt 4 ngàn năm lịch
sử.
Hãy tưởng tượng một bác nông dân làm ruộng tài giỏi mà bắt bác nắm giữ chức
vụ lãnh đạo ngành y khoa và một vị bác sĩ tài ba bắt phải đi làm ruộng thì rõ
ràng sự phân phối công việc của xã hội đã không đúng vị trí và từ đó dẫn đến hiệu
quả nghiêm trọng mà xã hội Việt Nam hiện giờ là kết quả của sự phân phối công
việc không đúng vị trí đó. Sự phân phối công việc không đúng vị trí của từng cá
nhân bởi vì mỗi cá nhân tại VN, trong đó gồm có đãng viên đãng cộng sản VN, đã
không có cái quyền quyết định sinh mệnh cho chính mình mà để cho đãng cộng sản
VN (một tập thể vô trách nhiệm đối với xã hội) quyết định tất cả mọi sự việc.
Nhìn về lịch sử Việt chúng ta thấy nhu cầu sinh mệnh này đã đưa dân tộc
chúng ta thoát khỏi 1000 năm đô hộ của Tàu. Nhu cầu sinh mệnh này khởi đầu bằng
chính cá nhân nhìn ra được vấn đề mà Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền là thí dụ
điển hình -- để rồi những cá nhân đó tự đứng lên chống lại các thái thú Tàu,
giành lại quyền tự quyết cho chính cá nhân mình, gia đình mình, dân tộc mình.
Dưới đời nhà Trần, Hội Nghị Diên Hồng diễn ra để các bô lão họp lại bàn việc
nên hòa hay chiến với giặc Mông Cổ. Toàn dân dưới đời nhà Trần đồng ý quyết chiến
chống lại sự bành trướng của giặc Mông Cổ. Vua, quan, dân cùng nhau quyết định
sinh mệnh của dân tộc để rồi cuối cùng cha ông ta đánh bại đoàn quân bách chiến,
bách thắng Mông Cổ. Vua Trần Thánh Tông đã tôn trọng quyền tự quyết của chính mỗi
người dân và cùng với người dân đấu tranh giành quyền tự quyết cho dân tộc của
mình.
Nhìn lại VN hiện giờ thì cái quyền tự quyết sinh mệnh của chính mình, của
chính dân tộc mình hoàn toàn bị biến mất để thay vào đó quyền quyết định của một
tập thể đãng cộng sản VN, hèn với giặc nhưng ác với dân. Cái gì đã đưa đất nước
đến thảm cảnh hôm nay? Chính chủ nghĩa cộng sản đã thiêu hủy toàn bộ nền văn
hóa của hơn 4 ngàn năm; chính chủ nghĩa cộng sản đã cướp đi lấy nhu cầu sinh mệnh
của mỗi người VN; chính chủ nghĩa cộng sản đã làm cho mỗi người VN bị sợ hãi để
rồi chấp nhận giao sinh mệnh mình cho người khác nắm giữ -- miễn sao mình sống
còn dù phải làm nô lệ thì vẫn sẵn sàng sống kiếp đời nô lệ thay vì chọn nếp sống
thật anh dũng như cha ông đã sống trong quá khứ 4 ngàn năm lịch sử.
Là người Việt Nam của thế kỷ 21 này, chúng ta cần phải hiểu rõ Nhu Cầu Sinh
Mệnh ra sao và cái Nhu Cầu Sinh Mệnh này đã đóng góp trong tiến trình lịch sử
hơn 4 ngàn năm của dân tộc ra sao. Hiểu rõ để từ đó chúng ta xây dựng lại một đất
nước VN dựa trên căn bản Nhân Bản Cương Thường để áp dụng vào công việc kiến
thiết, xây dựng, giáo dục, đối nội, đối ngoại, kinh tế, ngoại giao, giao thương
v.v….
Sự phát triển của lịch sử xã hội loài người là do chính Con Người tự làm chủ
lấy chính mình và cùng những cá nhân khác trong xã hội để quyết định cho hướng
tiến của xã hội. Nếu để ai đó làm chủ cuộc
sống của chính mình thì cuối cùng mình không phải là mình mà là một nô lệ cho
ai đó hay sẽ bị một dân tộc khác thôn tính.
Đã đến lúc dân tộc Việt phải can đảm nhìn lại chính mình và can đảm loại bỏ
những sợ hãi để cùng nhau đấu tranh giành lại quyền tự quyết cho chính mình; tự
mình quyết định cho sinh mệnh của mình, của làng xóm mình và dân tộc mình. Cha
ông của chúng ta nếu sợ hãi như chúng ta hiện giờ thì 1000 năm Bắc thuộc vẫn
còn. Hãy sống cho thật đáng sống chứ đừng sống để làm nô lệ cho ai đó, cho tiền
bạc, cho vật chất để rồi cuối cùng chính những thứ đó sẽ tiêu diệt đi chính dân
tộc của mình.
Hãy can đảm lên tiếng trước những sai trái cho dù người đó là thầy, cha, mẹ,
vị lãnh đạo tôn giáo, những người có địa vị xã hội cao. Thái độ im lặng trước
sai trái là thái độ của đồng lõa, của sự thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, cái
sai. Nếu nhiều người tự làm chủ chính mình, lên tiếng trước những sai trái thì
xã hội sẽ loại những người xấu trong hệ thống sinh hoạt của xã hội.
Hãy can đảm chối từ hợp tác, nhận những quyền lợi ban phát từ những người
ăn gian nói dối; xem thường người khác; đặt nặng bằng cấp hơn là nhân cách,
nhân sinh, nhân chủ trong cuộc sống. Nếu mình làm chủ được chính mình thì phải
nhìn ra được những cá nhân khác trong xã hội để biết cách ứng xử hầu tạo cơ hội
cho mọi người cùng tiến. Những người nói mà không làm, hoặc nói một đàng làm một
nẻo thì là những con người không đáng tin cậy; họ là những con người không sống
thật với chính họ mà người làm chủ được sinh mệnh của mình sẽ không giao lưu với
những người như thế.
Con người chỉ có thể tự chủ qua giáo dục để nắm vững ý nghĩa cuộc sống
trong tương quan hai chiều: cá nhân đóng góp xã hội và xã hội giúp con người
phát triển. Trong cuộc sống, con người có thể suy nghĩ và làm việc trong mọi
lãnh vực với đam mê vô tận nhưng về thể chất thì đời sống con người có giới hạn
bởi thời gian. Với thời gian của mỗi người thì nếu tận lực, tận tâm để đóng góp
cho xã hội và gồm cả bản thân thì thế giới sẽ bớt đau khổ.
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)
Nguồn: https://nganlau.com/2024/03/01/nhan-ban-cuong-thuong-nhu-cau-sinh-menh-tu-chu-p2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét