A. Hỗ tương nguyên nhân:
Trong tài liệu “Chìa Khóa Công Việc” được định nghĩa như nguyên nhân tác dụng lẫn nhau. Mọi hiện tượng (bản vị) vận hành, phát triển đều do tác động có liên quan đến bản vị khác.
Trong
Sinh Mệnh Tâm Lý, Lý Đông A (LĐA) đã viết về những “Căn Bản Nguyên Lý” trong đó
“căn nguyên duy nhất của vũ trụ, xã hội
và sinh mệnh là Âm Dương hỗ tương nguyên nhân hoàn thành tất cả nội dung của đại
hóa”.
Cũng
như Lão Tử trong Đạo Đức kinh đã nói về Thái Cực sinh lưỡng nghi (Âm –Dương) và
từ đó sinh ra vạn vật. Sau này Phật giáo cũng xác định thế giới chúng ta đang sống
là Nhị nguyên (dualism) cũng như khoa học xác định về sự bảo toàn năng lực
trong vũ trụ: cho và nhận. Vậy Âm và Dương không thể tách rời ra được và chúng
nương tựa lẫn nhau để sinh tồn và phát triển.
Tất
cả loài sinh-thực vật trên trái đất đều dựa vào Dương (mặt trời, ánh sáng) và
Âm (đất, nước) để sinh tồn. Đối với con người, mọi hoạt động với suy nghĩ phải
có kết quả (hiệu suất). Kết quả không phải chỉ cho bản thân mà cho người khác,
xã hội. Do đó những hoạt động, suy nghĩ phải có sự tương tác, hỗ tương.
Trên căn bản Âm – Dương thì trong Âm (Thái Âm) có Dương (Thiếu Dương) và trong Dương (Thái Dương) có Âm (Thiếu Âm). Xem Thái cực đồ thì khi Âm thịnh thì Dương suy và ngược lại. Đó là quân bình của Âm – Dương qua hỗ tương nguyên nhân. Sự phát triển của loài người cũng nhờ có Nam-Nữ. Cho nên trên mặt Nhân quyền thì sự “đồng tình luyến ái” vẫn được chấp nhận nhưng rõ ràng đó không phù hợp với “hỗ tương nguyên nhân”: sinh con.
Trong
Đông Y (Mạch Thái Tố) cũng ghi nhận con người có 2 quả thận, một Âm, một Dương
để điều hòa kinh mạch (khi bắt mạch nơi cổ tay, một bên sẽ đại diện cho Thận
Âm, tay kia là Thận Dương). Vậy con người muốn sống khoẻ mạnh thì kinh mạch phải
đều hòa.
Con
người có phát triển, tiến hóa, sáng tạo thì xã hội mới đi lên (hay hủy diệt).
Do đó quy luật “hỗ tương nguyên nhân” có thể áp dụng trong mọi khía cạnh suy
nghĩ và hành động của con người. Chúng ta phải nhận diện và xác định mọi tư tưởng,
hành động sẽ đòi hỏi sự hỗ tương như thế nào và sự thống nhất trong tiến trình hỗ
tương đó kết cấu ra sao. Hỗ tương phải phát xuất từ nguyên nhân gốc ( theo như định
luât Âm-Dương) chứ không phải là sự gán ép vu vơ, gượng gạo.
“Hỗ
tương nguyên nhân” không xuất hiện vô cớ, phải có “tự kỷ nguyên nhân” xuất hiện
thì mới có “hỗ tương nguyên nhân”. Con người xuất hiện với (a) Tinh Thần (Tâm) và Vật Chất (Thân) hợp nhất,
không thể thiếu một trong hai. Cũng như
con người xuất hiện trước rồi mới thành hình xã hội để củng cố sự sinh tồn của
con người. Do đó (b) vận động và kết hợp cũng phải là hổ tương nguyên nhân vì sự
vận động của con người trong xã hội phải là kết hợp mới củng cố và phát triển
xã hội. Vận động không thể là chia rẽ hay phá hoại xã hội vì đó không còn là hổ
tương nguyên nhân (là tự kỷ nguyên nhân). Vậy con người không thể vận động để hủy
diệt xã hội hay hủy diệt môi trường nuôi dưỡng bản thân. (c) Bản vị (toàn bộ một
đơn vị) và cơ năng (các thành phần của đơn vị) Con Người (và xã hội) có những bản
vị mà các cơ năng phải đóng góp để hoàn thanh nhiệm vụ. Khi con người (bản vị)
có những cơ phận (cơ năng) trong người không hoạt động thì cá nhân đó lâm bịnh
và không thể đóng góp cho xã hội được.
Nguyên
nhân của một sự kiện xảy ra có thể “tương sinh” (thuận) hay “tương khắc” (nghịch)
xem ra tưởng như có sự chống đối nhưng theo Dịch Lý thì vẫn là “hỗ tương” để
cân bằng sự điều hòa của vũ trụ (thiên nhiên) mà xã hội loài người nương tựa.
Khi sự kiện xảy ra không theo ý muốn thì con người cho là nghịch nhưng sự thay
đổi nào cũng có nguyên nhân của nó và con người phải nhìn ra khía cạnh hỗ tương
để phát triển. (d) “Hỗ tương nguyên nhân” là “tự kỷ nguyên nhân”: con người có
thể sống trong thế giới nhị nguyên này là do thiên nhiên hội đủ điều kiện để
nuôi dưỡng các loài sinh-thực vật. Con người chỉ có thể thực sự tồn tại (chân ý
nghĩa của đạo kỷ) khi kết thành nhóm, bộ lạc, xã hội qua sự giúp đỡ lẫn nhau (hỗ
tương) chống chọi với thiên nhiên. Đó là lý do tại sao LĐA đã nói ngay từ đầu
“đạo kỷ là tự kỷ nguyên nhân là vô sai biệt phạm trù”.
Nhưng
“hỗ tương nguyên nhân” chưa đủ, đó chỉ là khởi đầu của tương quan chuyển hóa xã
hội. Trên tiến trình chuyển hóa đòi hỏi sự “đối lập thống nhất”.
B. Đối lập thống nhất
Trước
hết phải xác định “đối lập”: Theo Phạm Khắc Hàm đối lập có nghĩa là đứng đối
nhau, trái ngược nhau, mâu thuẫn, chống nhau … và được nhìn dưới dạng (a) đối lập
loại trừ . (b) đối lập xung khắc. (c) đối lập hòa hoãn. Và “đối lập là thống nhất
trong một phạm trù”.
Sự
đối lập phải cân xứng và chính xác, nếu không đó chỉ là sự chấp vá và sẽ xụp đổ
khi đối diện với thực tế (hay một thực thể tự nhiên có sự đối lập vững chắc).
Thí dụ: đối lập của A phải là Á chứ không thể là B. Cũng như đối lập của mặt phải
đồng tiền là mặt trái đồng tiền chứ không phải là một đồng tiền khác. Tương tự,
đảng đối lập phải có chung nền tảng xây dựng quốc gia với Hiến Pháp (HP) do
toàn dân chọn lựa (thống nhất trên căn bản HP) chứ không phải là một đảng có nền
tảng hoàn toàn khác với chính quyền (đảng cầm quyền) hiện tại vì như vậy là một
cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn cơ cấu xã hội. Do đó “đối lập” được hiểu như một giải pháp
thay thế nhưng có chung một mục đích mà HP đã vạch ra: xây dựng đất nước. Nếu
là hủy hoại đất nước thì có “đối lập” nhưng không thể là thống nhất khi một bên
là xây dựng thì không thể ghép chúng với bên hủy diệt để gọi là thống nhất. Ở
đây “đối lập thống nhất” giống như sự tuần
hoàn trong hệ thống chính trị: không đồng ý trên phương pháp xây dựng điều hành
đất nước nhưng vẫn đóng góp và tùy theo sự ủng hộ đa số, thiểu số của toàn dân
qua bầu cử sẽ thay nhau cầm quyền.
Như
vậy sự đối lập phải cân xứng và “thống nhất” phải chung trong một phạm trù của
“đối lập” chứ không thể đối lập A mà thống nhất B.
Nguyên lý căn bản của Triết học Thắng Nghĩa là:
Xã
hội với tự nhiên đối lập thống nhất: Từ khi con người xuất hiện cho đến khi kết
thành xã hội, xã hội đó dựa trên qui luật tự nhiên (cạnh tranh, đào thải) để tồn
tại. Đối lập thống nhất thành hình từ đó và duy trì cho tới nay.
Nguyên
lý Cá thể với Toàn thể đối lập thống nhất: cá thể với tập thể (dân tộc) hay dân
tộc với nhân loại (nhiều dân tộc) đã có hỗ tương nguyên nhân và cần sự đối lập
thống nhất để củng cố tương quan chuyển hóa hai chiều mà không đưa đến xung đột.
Hiện nay chúng ta thấy trong tiến trình dân chủ Tây Phương có những kẽ hở như sự
lũng đoạn quyền lực (sách nhiễu tình dục) của các nhà Lập Pháp tại Quốc Hội và
các quan tòa hay giới Hành Pháp mà người dân phản đối hầu như vô hiệu. Giải
pháp duy nhất vẫn là chờ tới dịp tranh cử và nếu cử tri chọn lầm ứng cử viên
thì vòng tròn lại tái diễn. Rõ ràng sự đối lập thống nhất đã không hiện hữu.
Nguyên
lý thời gian và tiến hóa đối lập thống nhất: như thí dụ trên thì thời gian và
tiến bộ đã không được thực hiện và do đó vai trò của Duy Nhân Cương Thường cần
có để để tạo sự đan quyền trong Hiến Pháp mà Tam quyền phân lập không đủ ngăn
chặn sự suy thoái dân chủ đưa đến tình trạng dân túy.
“Hỗ
tương nguyên nhân” và “đối lập thống nhất” là những viên gạch cơ bản trong tư
tưởng Duy Dân để xác định sự thành hình và tương quan của các nguyên tắc,
phương pháp … xây dựng Dân Chủ, Nhân Chủ từ nơi con người qua xã hội, vũ trụ.
Khi
trong cơ thể một cá nhân mà tinh thần và vật (thể) chất không hỗ tương thì mọi
suy nghĩ hành động sẽ lệch lạc; không đối lập thống nhất thì lý luận sẽ sai lầm
từ yếu căn bản. Từ đó, khởi đi từ tự do đầu tiên (trong nội tâm) cá nhân quyết
định cho cuộc sống của mình lầm lạc (tính ác) thì không những hại cho bản thân
mà cho cả người thân (cha mẹ, vợ con, thân thuộc…) và xã hội. Một khi cá nhân
có tài năng mà không có tu dưỡng đạo đức (Chân-Thiện-Mỹ) thì càng gây hại lớn
cho xã hội, thiên nhiên mà vẫn tin việc mình làm là đúng vì tài năng chứ không
phải đạo đức quyết định giá trị (cứu cánh biện minh phương tiện).
Thông
thường con người lớn trên trong một xã hội đã thành hình và được giáo dục của
xã hội. Cho tới khi con người có cơ hội ý thức khác đi và đòi hỏi một cuộc cách
mạng thì ít nhất cá thể phải trải qua cuộc cách mạng bản thân và biết rõ (người
tư tưởng và tư tưởng là một) cách mạng như thế nào và đi về đâu. Nếu không thì
con người vẫn lạc lõng trong vòng luẩn quẩn của những bế tắc hiện nay. Xác định
một ước lệ của một cá nhân với xã hội sẽ như thế nào?
Tương
quan quyền lợi đối với trách nhiệm, bổn phận là tương quan hai chiều giữa cá
nhân và xã hội. Khi xã hội bị thao túng bởi thiểu số thế lực (thương gia, chính
trị gia) thì không còn là hỗ tương và thống nhất nữa. Vậy điều kiện nào sẽ xác
định nguồn gốc (lý do) của sự kiện xảy ra?
Vấn nạn của con người là nếu sinh ra trong một xã hội độc tài thì người dân phó mặc cho chế độ định đoạt. Nếu sống trong xã hội dân chủ, tự do thì cá nhân lại chạy theo tham vọng (làm giàu, hưởng thụ) và bỏ quên trách nhiệm, bổn phận đối với xã hội, chính quyền …. Khi đứa trẻ được dạy “tự do” là ma túy, rượu … hay làm bất cứ gì hắn muốn mà không phân biệt hậu quả về sau. Cha mẹ phó mặc cho trường học. Trường học cứ dạy, ai không học thì mặc kệ. Ra khỏi trường học là trách nhiệm của xã hội, của cảnh sát, của chính quyền địa phương, cơ quan cải huấn…. Như vậy cơ cấu xã hội đã lệch lạc ngay từ đầu chỉ vì quan niệm “tự do, dân chủ” một cách sai lầm.
Sự
“hỗ tương” mất nguyên nhân và “đối lập” mất thống nhất. Và như vậy cá thể mất
thăng bằng sẽ làm gia đình, tập thể, xã hội chao đảo, hỗn loạn.
Kết luận
Vậy
nếu nhìn vào một xã hội hỗn loạn thì sự sửa đổi sẽ từ giáo dục cá nhân. Từ cá
nhân sẽ nhận định mọi suy nghĩ, hành động có “hỗ tương nguyên nhân” và “đối lập
thống nhất” hay không. Thêm vào đó sự Tu Dưỡng Thắng Nhân và Sinh Mệnh Tâm Lý sẽ
giúp cá nhân đó tham dự cuộc cách mạng chuyển hóa xã hội.
TCL
VA 12-2017
Nguồn: https://nganlau.com/2018/04/15/ho-tuong-nguyen-nhan-va-doi-lap-thong-nhat/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét