Nhưng khi thế giới loài người đi vào khủng hoảng của cơn đại dịch Covid-19 thì may ra có người tự hỏi con đường của nhân loại đang đi có đúng (thích đáng) hay không? Liệu có con đường nào khác hơn không?
Khi nước Mỹ có một người lãnh đạo như Trump, trong cơn dịch
Covid-19 cộng
với "Black lives matter" thì phải chăng nước Mỹ cần một
cuộc cách mạng? Có phải
thực trạng xã hội hiện nay không chỉ kêu gọi sự thức tỉnh cá nhân mà là sự thức
tỉnh của cả cộng đồng? Con người thay vì chỉ biết chửi rủa nhau một cách vô
trách nhiệm thì đã đến lúc cần bình tĩnh cho lương tâm được cất lên tiếng nói
cùng chung sống an bình?
Xã hội loài người do con người tạo nên. Từ bộ lạc đến quốc
gia mới có lãnh đạo, có tôn giáo, có văn hóa, nghệ thuật , lịch sử...và kinh tế.
Nếu trong tiến trình xây dựng một quốc gia của một dân tộc,
con người đặt giáo dục là trọng tâm để mọi công dân có tinh thần tự trọng, nhân
bản (quan tâm đến con người trước khi quan tâm đến súc vật), kỷ luật và trật tự
cho xã hội như trường hợp Nhật Bản và các
nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch).
Khác biệt là Nhật theo kinh tế thị trường (tư bản) và các
nước Bắc Âu theo kinh tế xã hội chủ nghĩa (không phải kiểu cộng sản).
Chúng ta đã quen thuộc với những đức tính của người Nhật về
kỷ luật, tinh thần làm việc, tinh thần tập thể, lòng tự trọng... đã giúp dân tộc
Nhật xây dựng đất nước từ một quốc gia chiến bại 1945 trở thành phồn thịnh đứng
hàng thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Cộng.
Nhưng Nhật phải trả giá là nền kinh tế thị trường khiến dân Nhật làm việc quần
quật: 14 đến 16 tiếng một ngày và dân số giảm sút vì thanh niên nam nữ Nhật e
ngại lập gia đình. Điều này xảy ra chung cho các nước
tân tiến: Đời sống hưởng thụ khiến người dân lo ăn chơi hơn là săn
sóc gia đình. Có giải pháp nào cho căn bệnh này không? (mong những
ai ủng hộ kinh tế thị trường sẽ cho lời giải đáp).
Nhìn về các nước Bắc Âu, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã
đánh thuế rất nặng trên các công ty, dịch vụ, thương mại.... Điều này
không có nghĩa là giới nhà giàu hay nhân tài sẽ bỏ đi nhưng đó là biện pháp
ngăn ngừa những sinh hoạt kinh tế giả tạo: chỉ có người thực giỏi, có tài, yêu
nghề... mới thực sự làm việc. Còn những kẻ lưng chừng sẽ ngồi yên lãnh trợ cấp
thay vì nhảy ra múa may với những công ty, dịch vụ,
thương mại nhằm lường gạt người dân hơn là đem ích lợi cho con người.
Hãy nói về ý nghĩa của "quảng
cáo"(advertisement) trong xã hội Mỹ. Đó cũng là giáo dục (tốt)
nhưng đồng thời đó cũng là sự đầu độc (nhồi sọ) người xem (giới tiêu thụ). Nếu
có một cái tốt thì sẽ có 9 cái xấu kèm theo. Ai có đủ sức để phân định cái tốt
chỗ nào và cái xấu ở đâu?
Nếu bảo là có luật thì nước Mỹ có bao nhiêu luật sư? Hở ra
là kiện tụng nhưng rồi tại sao lại có sự kiện công ty (hay tội phạm) đền tiền
cho nạn nhân và đi đến kết luận: "Không có
gì sai trái" (not wrong doing).
Khi một công ty ức hiếp người tiêu thụ thì không phải ai
cũng có tiền mướn luật sư mà đa số ngậm
miệng (xem bài Luật Pháp Của Tiền Bạc). Nước Mỹ
mạnh là nhờ tiểu thương. Giới tiểu thương, như chúng
ta đã biết, mặc tình trốn thuế cho đến khi sở thuế phát
hiện và tha hồ bóc lột khách hàng.
Khi sống trong một xã hội mà Hiến Pháp ghi rằng:
Mọi người
sinh ra bình đẳng. Nhưng thực tế cho thấy có người khôn, kẻ ngu. Và người khôn
ngoan tìm cách bóc lột người ngu cho dù luật pháp có chặt chẽ đến đâu. Dĩ nhiên
khi giàu có thì sự chiếm đoạt sản vật, cơ sở, tài nguyên sẽ tăng lên vì nhà
giàu biết đầu tư hay mướn người quản lý. Hiện nay tài chính của thế giới nằm
trong tay một số đại tư bản nắm giữ và 90% nhân loại chỉ có lợi tức vài đô la.
LĐA đã
nhìn thấy và đưa ra Bình Sản Kinh Tế. Tuy chỉ là mô thức nhưng nếu con người hiện nay muốn
thay đổi thế giới thì phải bắt tay thực hiện chứ không thể chỉ nói là "lý
thuyết" chưa có thử thách (test) nên bác bỏ. Ai sẽ làm sẵn cho bạn? Nếu không
thì đó chẳng gọi là cuộc cách mạng. Chủ
trương Bình Sản Kinh Tế không
ngây thơ đến mức kêu gọi các biện pháp cào bằng
thu nhập trong xã hội. “Chế độ
bình sản kinh tế phải phối hợp với một kết cấu xã hội hoàn toàn dân chủ theo
hết ý nghĩa rộng của nó.” (Xuân Thu, Huyết Hoa). Giải pháp
để xây dựng Bình Sản Kinh Tế là xây
dựng sự hợp tác giữa các tầng lớp trong xã hội chứ không phải là đào sâu vào sự
phân biệt. Kinh tế trong Bình Sản Kinh Tế không
phải là một chủ trương kinh tế thuần túy mà là một sách lược tập hợp
nhiều biện pháp nhằm xây dựng nên một xã hội cùng tiến, cùng sống và
sống có trách nhiệm.
Nếu bạn chỉ là chuyên gia (thực hiện một phần) thì bạn phải
đợi người có cái nhìn tổng thể (toàn phần) phác họa căn nhà thì mới biết những
gì cần làm trước, sau.
Do đó chúng ta cần lãnh đạo. Lãnh đạo cần có viễn kiến. Viễn
kiến không phải chỉ phác họa hay nói khơi khơi theo kiểu mỵ dân mà cần có tổ chức,
cơ cấu, chính sách... hay nói chung là chủ nghĩa và được thảo luận bởi những
người có khả năng lý luận, tổ chức và huấn luyện. Tất cả những suy nghĩ đó được
kết thành một triết học đặt trọng tâm xây dựng con người sống đúng, sống biết và sống thực. (xin nhấn vào chữ sống biết,
sống thực để biết thêm về chủ đề này)
Bình sản kinh tế không thể đem ra bàn ngang, tán dọc khi
chưa hiểu nguồn gốc từ đâu có từ ngữ và tinh thần Bình Sản Kinh Tế. Bình sản kinh tế là cạm bẫy
nguy hiểm đối với những thói “ăn ốc nói mò” hay sáng tác vụng về của những đầu
óc cực tả hoặc
utopia. Bình sản kinh tế cũng không
quá xa lạ với nền kinh tế phương Tây khi nó từng được hiểu là ‘the equality wealth economy’.
Từ con người và xã hội phát sinh ra chính trị, kinh tế,
văn hóa.... Trí óc con người có khả năng tạo ra tất cả. Trong tiến
trình thực hiện có đúng có sai. Nếu chúng
ta chấp nhận sai lầm tất sẽ tìm cách sửa đổi. Nếu mù quáng tiếp tục sai lầm sẽ
đi đến tự diệt như các nền văn minh Maya, Ai Cập...
Mong rằng những người Việt còn quan tâm đến dân tộc và thế
giới sẽ không tự ái và mù quáng để đi đến tự diệt.
Trần Công Lân
Tháng 7 năm 2020 (Việt lịch 4899)
Nguồn: https://nganlau.com/2020/10/07/con-duong-di-den-binh-san-kinh-te-p2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét