Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Đại Cương Về Duy Dân

 

Duy Dân là chủ nghĩa hay triết học Lý Đông A (LĐA) nhắm vào sự xây dựng (giáo dục) con người và từ con người xây dựng xã hội, quốc gia và từ quốc gia kết hợp thành khu vực (tập thể quốc gia như ASEAN, EU). Đó là cách LĐA nhìn vế thế giới năm 2000s.

Duy Dân được viết trong thời kỳ 1940s, LĐA không đi vào chi tiết làm sao để thực hiện vì tất cả những gì LĐA đưa ra chỉ là khung sườn và quy luật. Những tập tài liệu để lại được phổ biến trên trang nhà Thắng Nghĩa (www.thangnghia.org). Đối với thường nhân, nếu không dị ứng với từ ngữ triết học, chủ nghĩa, biện chứng...thì có thể bỏ qua mà đi thẳng vào phần thực dụng tùy theo khả năng và tất năng của mỗi người.

LĐA đã đưa ra những nguyên tắc, qui luật, lý tắc, chìa khoá ... tất cả tạm gọi là "công thức". Những công thức này được áp dụng nhiều lần trong toàn bộ các tài liệu của LĐA. Do đó khi đọc Thắng Nghĩa sẽ làm người đọc rối loạn không những vì từ ngữ của LĐA mà còn là cách cấu trúc tài liệu.

Có người gọi triết học LĐA là tổng thể vì đòi hỏi cái nhìn rộng bao quát cả thế giới nhân loại trong khi đối diện với những vấn đề cục bộ, địa phương nhưng cũng có phần LĐA mở (open) để người đọc tùy nghi lo liệu.

Thí dụ trong "tu dưỡng thắng nhân" (tài liệu Thiết Giáo), LĐA chỉ nói là phải biết ABC nhưng làm thế nào, tìm ở đâu, học với ai ... đó là chuyện của người đời sau (độc giả). Nói chung LĐA chỉ cho chúng ta biết những gì cần có/biết trong tiến trình Tu Dưỡng. Nếu trình độ càng cao thì càng có khả năng thực hiện những gì Duy Dân đề ra.

Tìm hiểu Duy Dân sẽ còn gặp khó khăn khi LĐA nhắc lại lời Hải Thượng Lãn ông: hiểu lý đã khó còn phải hiểu ngoài lý .... Thêm vào đó LĐA có những qui luật "bất thành văn (norm) như "tung hợp" (cái đưa lên, đưa ra tập thể thì phải hợp, không hợp thì không dùng được), thống nhất, đối lập {những gì khác nhau (đối lập) phải có nghĩa khác nhưng bổ túc hay xây dựng tích cực chứ không thể là chỉ đả phá mà không đưa ra hướng xây dựng trên cùng một mục đích} mà người đọc phải luôn ghi nhớ khi lý luận hay hành động với công thức LĐA.

LĐA đưa ra Duy Dân dựa trên những thất bại của các chủ nghĩa Duy Vật, Duy Tâm .... Trong quá khứ các chủ nghĩa phát xuất từ con người nhưng càng đi xa thì càng chối bỏ con người. Không những thế, các chủ nghĩa còn đưa đến xung đột lẫn nhau mà vẫn nhân danh con người. LĐA nhìn ra khi con người kết thành quốc gia là khi một dân tộc dựa trên một Hiến Pháp, nền tảng pháp luật, để sống chung. Nhưng sự tiến bộ cùng sự tha hóa của con người khiến hệ thống luật pháp (hiến pháp, luật pháp, tòa án, nhà tù) không theo kịp và xã hội rối loạn. Đó là tại sao LĐA đưa ra "Cơ Năng Hiến Pháp". Nhưng chính hiến pháp, luật pháp vẫn còn có thể bị vận dụng bởi con người và như vậy xã hội cần một vòng đai an toàn (safety net). LĐA đưa ra Duy Nhân Cương Thường, một công thức chung cho mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi xã hội  để ngăn ngừa tình trạng giới lãnh đạo (elite) khi nắm quyền trở nên vong thân, vong bản mà người dân không thể làm gì để thay đổi được.

Hệ thống hàng dọc của Duy Dân từ Tu Dưỡng Thắng Nhân qua Duy Nhân Cương Thường. Thiết giáo (giáo dưỡng chế độ)... giữ tương quan giữa con người trong mọi tầng lớp trong xã hội -- trong điều kiện ý thức, tự giác, cân bằng, năng động và hòa hợp. Trong khi hệ thống hàng ngang đòi hỏi sự hướng thượng, tung hợp, hiệu quả ... vì sự tiến bộ của loài người không thể hoang phí tài nguyên thiên nhiên. Đó là tại sao LĐA đưa ra "Bình Sản Kinh Tế" (BSKT).

Những ai nhảy thẳng vào BSKT sẽ khó nuốt những điều LĐA viết vì sẽ không hiểu đáy tầng của LĐA và sẽ kết luận là "xã hội chủ nghĩa" và không hiện thực. Do đó BSKT nên là tài liệu cuối cùng để tìm hiểu Duy Dân.

Sẽ có người hỏi làm sao khai triển tư tưởng LĐA?

Duy Dân dựa vào triết học. Triết học LĐA là "tri hành đồng tiến". Tùy theo khả năng "Tu Dưỡng" và "Sinh Mệnh Tâm Lý" của mỗi cá nhân để sử dụng biện chứng pháp qua các quy luật, lãnh vực, cấp độ, thời điểm, giai đoạn thực hiện các cơ cấu mà Duy Dân đề ra.

Tại sao từ trước đến nay có rất nhiều cá nhân tổ chức xưng là Duy Dân. Vậy Duy Dân nào là thật, giả?

Duy Dân chỉ có một: từ LĐA. Nhưng vì khó hiểu, khó thực hành nên nhiều tiếng mà không có miếng. Muốn chứng minh Duy Dân thật giả thì phải nhìn vào con người: "Sống Biết. Sống Đúng. Sống Thực" (Triết Học Tổng Thể. Phạm Khắc Hàm).

Nếu bảo tư tưởng LĐA là ưu việt thì có phần hơi quá đáng vì nó chưa từng được thực hiện. Nhưng nhìn vào thế giới hiện nay, cộng sản Tàu đang chuyển hóa thành tư bản và tư bản Mỹ đang chuyển hóa thành CS và nhân loại vẫn tiến bộ một cách nguy hiểm khi khoa học kỹ thuật đi quá tầm kiểm soát của con người và hiểm họa chiến tranh, thiên tai, bệnh tật... vẫn còn đe dọa loài người thì phải chăng LĐA là con đường khả thi?

Trần Công Lân

1-2019 (Việt Lịch 4898)

Nguồn: https://nganlau.com/2019/03/07/dai-cuong-ve-duy-dan/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sơ Lược Về Nền Tảng Nhân Chủ

    Sơ Lược Về Nền Tảng Nhân Chủ Ghi chú NL : Trong quá khứ, thế hệ đi trước nói nhiều về tư tưởng Duy Dân nhưng vẫn lập đi, lập lại lý th...