Tòa án và tòa án tối cao thiếu cơ hội cho sự tìm kiếm công lý, công bằng.
Quan tòa là những con
người. Mà đã là con người thì luôn luôn có những quyết định sai. Khôn ba năm dại
một giờ đó là ca dao tục ngữ Việt nói lên bản chất thật của Người. Vậy hệ thống
tòa án và tòa án tối cao giải quyết những sai phạm của quan tòa ra sao?
Hệ thống tòa án của tiểu
bang và liên bang có những giới hạn mà phán quyết cuối cùng là của liên bang nếu
vụ án dính dáng đến bản hiến pháp của quốc gia. Sự lựa chọn những ông/bà quan
tòa vào vị trí quan trọng, có ảnh hưởng đến quyết định mạng sống của con người
là chuyện rất quan trọng. Vậy thì nếu một ứng cử viên ra tranh cử một địa phận
tòa án nào đó và không được sự đồng ý của những nhà chuyên nghiệp của giới luật
sư thì liệu, cá nhân đó vẫn tiếp tục tranh cử để thắng cử và hệ quả sẽ ra sao
khi cá nhân đó không có đủ tài, đức để xử một vụ án? Chưa kể luật được diễn đạt
bằng chữ nghĩa mà chữ nghĩa lại được diễn đạt qua suy nghĩ của những quan tòa bằng
những suy tư đã có sẵn trong cá nhân và đem cái suy tư cá nhân đó để định nghĩa
chữ nghĩa (luật). Vậy khi một bản án tối cao được xử bởi do tư duy (quan điểm)
cá nhân có sẵn của quan tòa là sai trái thì nạn nhân sẽ đi thưa kiện ai khi mà
tòa án tối cao có thẩm quyền cuối cùng và cái thẩm quyền đó sai trái, đi ngược
lại luật thường tình (commonsense)?
Tư tưởng bảo thủ hay cấp
tiến của quan tòa sẽ ảnh hưởng đến sự giải thích ý nghĩa của luật thay vì giải
thích luật ở cái mục tiêu phục vụ của luật và ở những trường hợp phụ mà luật
không giải thích rõ nhưng vẫn phù hợp với luật, hoặc có những trường hợp ngoại
lệ (exception to the rule) mà phải phá luật để tạo sự công bằng trong vụ án,
trong thực tế cuộc sống. Thực tế những người chọn vào tòa án tối cao của liên
bang dựa vào tinh thần đảng tính của vị Tổng Thống. Cộng Hòa chọn quan tòa mang
tính bảo thủ trong khi đó Dân Chủ chọn người có tính cấp tiến. Dù rằng cả hai đảng
đều chọn những người có khả năng tuy nhiên vẫn là sự lựa chọn của vị Tổng Thống
mà không qua một cơ quan của những người chuyên nghiệp để đánh giá khả năng
công bằng của vị quan tòa mới đó. Chưa kể tại sao chấp nhận một quan tòa cả đời
thay vì cho quan tòa thời gian phục vụ là bao nhiêu năm để những người khác có
điều kiện tiến lên trong lãnh vực nghề nghiệp? Tại sao chính quyền quy định tuổi
về hưu nhưng lại không quy định thời gian phục vụ trong bộ máy chính quyền, gồm
cả tòa án khi mà những chức vụ đó ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội?
Ai sẽ là người kiểm soát
các quan tòa trong những vụ xử kiện sai trái? Dĩ nhiên hệ thống tòa án của Hoa
Kỳ cho mọi người có quyền đưa lên tòa án cao hơn để tìm công lý. Nhưng ai dám bảo
đảm rằng tòa án cao hơn sẽ xử công bằng, không sai trái? Nếu sai trái thì nạn
nhân sẽ làm gì khi mà án lệnh của tòa án tối cao là án lệnh cuối cùng?
Nhiều vụ án được các
quan tòa phán xét rất là vô lý nhưng nạn nhân không làm được gì vì không có tiền
để mướn luật sư chống lại bản án quá vô lý đó. Thí dụ là vụ án ở TX, một cậu trẻ
dưới 18 tuổi, Ethan Couch uống rượu lái xe và làm chết 4 người và 9 người bị
thương. Tòa án xử là có tội. Nhưng luật sư yêu cầu quan tòa xử án nhẹ vì người
trẻ này quá giàu, được cha mẹ chìu chuộng và không phân biệt đúng hay sai. Thế
là quan tòa đồng ý không cho cậu trẻ này đi tù mà chỉ là tù giam 10 năm. Những
vụ án khác ở những tiểu bang khác, cùng một tội phạm giết người, nhưng nếu là
người da đen thì đi tù thời gian lâu hơn so với người da trắng. Những vụ án như
thế, nạn nhân hay người phạm tội không có tiền để chống bản án không hợp lý lên
tòa án cao hơn hầu có quyết định trừng phạt hợp lý cho người phạm tội, hoặc tìm
sự công bằng cho nạn nhân. Chưa kể không có sự bảo đảm là tòa án cao sẽ lắng
nghe đơn chống án của nạn nhân hay người phạm tội bị xử án quá nặng.
Nói chung hệ thống tòa
án của chính quyền vẫn có lỗ hổng mà nạn nhân cũng như thủ phạm không tìm được
công lý đúng nghĩa của nó bởi không có tiền và bởi không được tòa án cao hơn
quan tâm. Cộng với những vị quan tòa không có khả năng, không có đạo đức nhưng
vẫn giữ được chức quan tòa bởi hệ thống chính trị bao che, đảng tranh của hệ thống
lưỡng đảng ở Hoa Kỳ.
Tranh cử bằng
tâm lý và tiền
Cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ,
người quan sát sẽ thấy ứng cử viên ở bất cứ đảng nào đều dùng tiền để quảng cáo
nhằm đánh vào tâm lý của người cử tri. Tiền từ những cử tri quan tâm đến chính
trị; tiền từ những công ty muốn chọn người để sau này có thể vận động hành lang
cho luật lệ mà công ty muốn; tiền của những tổ chức cá nhân giàu có, muốn làm ảnh
hưởng đến chính trị của Hoa Kỳ được đổ vào cho ban vận động tranh cử. Chưa kể sự
nhũng loạn thông tin từ các nước thù địch ở bên ngoài bỏ vào những quảng cáo để
đánh bóng hoặc đả phá cá nhân nào đó để làm cử tri chọn lầm người.
Có những cá nhân ra
tranh cử mục đích không phải là để thắng mà là tìm nguồn lợi về kinh tế mà Trump
là thí dụ điển hình. Là một nhà buôn bán bất động sản, ông sử dụng cơ sở thương
mại bất động sản của ông để ban bầu cử phải trả tiền chi phí cho địa điểm văn
phòng của ban vận động tranh cử hoặc sử dụng bất động sản trong công việc gây
quỹ hầu vừa thu được tiền cho quỹ vận động vừa thu được tiền mướn địa điểm và
phục vụ trong buổi gây quỹ tại cơ sở thương mại của Trump. Dĩ nhiên tiền mướn sẽ
được gia tăng bởi tiền đóng góp là từ bên ngoài. Và nếu Trump có thua thì lợi về
kinh tế vẫn đạt được mục đích. Điều này hoàn toàn không có luật để ngăn cản
chuyện xung khắc quyền lợi tài chính trong những vụ tranh cử như thế này mà người
ra tranh cử, mục đích là tìm nguồn lợi tài chính thay vì phục vụ cho quốc gia.
Chưa kể không có một cơ quan duyệt xét cá nhân ra tranh cử có đủ tài và đức để
nắm vị trí lãnh đạo mà đã nói bên trên, cho nên ai cũng có thể ra tranh cử mà mục
đích không phải là thắng mà vì tiếng và tiền.
Đòn tâm lý trong quảng
cáo để đánh lừa cử tri được tung ra trên đài tivi, báo chí, truyền thanh. Hiến
pháp bảo đảm quyền tự do ngôn luận gồm cả sự nói láo để mua phiếu của cử tri, một
quyền tự do ngôn luận vô trách nhiệm, được tòa án tối cao bảo chứng qua hiến
pháp, để các ứng cử viên mặc sức tố cáo địch thủ của mình mà không cần chứng
minh đúng hay sai và hoàn toàn không bị trừng phạt bởi luật của tranh cử. Các
hình ảnh, các bản nhạc được ban vận động tranh cử lấy sử dụng mà không xin phép
tác giả và được luật bảo chứng bởi nghĩ đó là của công cộng. Hình ảnh công cộng
nhưng được sử dụng cho lợi ích cá nhân thì phải có sự đồng ý của tác giả -- đó
là luật thông thường của Con Người. Tuy nhiên các quan tòa không dựa vào luật
thông thường mà dựa vào luật do con người đặt ra. Mà cái gì do con người đặt
ra, nếu không thay đổi thì đã lỗi thời, không còn hợp với thực tế của cuộc sống.
Hiến pháp do con người
viết ra. Hiến pháp là bộ luật tối cao của xã hội nhưng không thể bao gồm tất cả
chi tiết, lãnh vực nên chỉ là đại cương những điều khoản quan trọng nhất. Hiến
pháp và luật pháp là dựa trên lý luận. Nếu lý luận không vững thì đời sống cá
nhân sẽ chao đảo nền tảng và xã hội sẽ lung lay. Mà lý luận không dựa trên triết
học thì không có nền tảng thống nhất. Con người sống tuy có thay đổi, tiến bộ
nhưng phải tuân theo một số quy luật dựa vào triết học. Không có triết học mà dựa
vào tôn giáo thì càng nguy hiểm vì đã là thần quyền thì con người không thể kiểm
soát được và dễ bị lợi dụng. Không có triết học thì lý luận của con người sẽ
đưa đến những mâu thuẫn, rối loạn vì tâm con người thay đổi. Do đó sự tu dưỡng
của con người là cần thiết cho trật tự của đời sống bản thân và xã hội.
Cơ Năng Hiến Pháp Một Góc Nhìn (P4)
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 8 năm 2021 (Việt lịch 4900)
Nguồn: https://nganlau.com/2021/11/07/co-nang-hien-phap-mot-goc-nhin-p3/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét