6.3 Quyền thông qua quyết định tuyên chiến, đình, hòa, động viên, và ký
các hiệp ước quốc tế.
6.4 Thụ lý các bản án đàn hạch từ Phê Phán Công Đường.
Các vụ án đàn hạch từ Phê Phán Công Đường được
Quốc Hội lắng nghe và phải chăng Quốc Hội sẽ quyết định đuổi cá nhân bị đàn hạch
đó nếu vi phạm luật dân sự cũng như hành chính? LĐA không giải thích rõ về quyền
này và thế hệ tương lai cần phải xem xét để diễn giải và đưa ra những tiêu chuẩn
để tránh chuyện thụ lý bản án trên tinh thần đảng tranh mà Hoa Kỳ là thí dụ điển
hình qua hai vụ luận tội ông Clinton và Trump.
6.5 Tín nhiệm nay không tín nhiệm Tổng Tư Lệnh, các Viện, Bộ Trưởng.
6.6 Đề cử người bầu tuyển Quốc Trưởng, chọn ra 3 người, do các đoàn thể
xã hội toàn quốc ở các cấp, thảo luận từ dưới lên trên, lấy ý kiến tuyển cử từ
các đoàn thể xã hội ở dạng quốc gia để chọn ra 3 người ra tranh cử.
6.7 Điều lệ tổ chức, điều hành của Quốc Hội lấy pháp luật mà định, nếu
tự chế thì phải có sự đồng ý của Phê Phán Công Đường.
Ở đoạn này cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa. Các
cá nhân sinh hoạt chính trị ở dạng quốc gia sẽ đưa ra những điều lệ tổ chức, điều
hành của Quốc Hội và đó là việc mà Quốc Hội phải làm theo bởi Quốc Hội được những
người sinh hoạt chính trị ở dạng quốc gia đề cử. Quốc Hội trực tiếp cầm quyền
nhưng được sự kiểm soát qua những luật lệ, điều lệ từ những người đề cử và
trách nhiệm của Quốc Hội là đốc thúc bên dưới thực hiện những chính sách, luật
lệ mà Quốc Hội thông qua. Đây là hình thức có thể gọi là kiểm soát nhau hoặc
còn gọi là chia sẻ trách nhiệm để tránh đi quá đà không tốt cho toàn xã hội.
Nếu điều lệ tổ chức của Quốc Hội không có ghi
rõ trong tất cả văn bản thì Quốc Hội phải tự mình chế ra để hoàn thành công việc
giao phó thì cần sự đồng ý của Phê Phán Công Đường hay không nếu sự tự chế chỉ
là tiểu tiết chứ không phải là cái quan trọng? Ở đoạn này nói đến cái quan trọng,
ảnh hưởng đến việc thiết kế và chấp hành nhân sinh, cho nên cần phải có sự đồng
ý của Phê Phán Công Đường. Sự tự chế này cần phải được sự nghiên cứu của bên Lập
Pháp Viện xem chuyện tự chế này có khả thi, có vi phạm luật hay không để biến sự
tự chế này thành luật ở tương lai.
LĐA cũng không nói điều lệ đó là gì và cũng
là một điểm mở để thế hệ tương lai dựa vào thực tế để đưa ra những điều lệ, điều
hành của Quốc Hội để tránh trình trạng đảng tranh mà Hoa Kỳ đang đối diện đó là
đảng nào nắm đa số thì thay đổi điều lệ để đáp ứng chủ trương của đảng mình và
thay đổi điều lệ khi đảng mình sắp thành thiểu số.
6.8 Họp bàn khi có 3/5 số người dự kiến.
Nếu một Quốc Hội mà chỉ có 3/5 người dự thì sự
bàn bạc, thảo luận, quyết định có đạt đủ nhu cầu hay không? Phải chăng sự làm
việc của Quốc Hội luôn luôn thường trực và không thể nào chỉ có sự hiện diện
3/5 trong tổng số người trong Quốc Hội? Trách nhiệm của Quốc Hội ra sao mà chỉ
có 3/5 tham dự buổi họp của Quốc Hội thay vì tất cả đều tham dự ngoài chuyện bệnh
nặng? Tại sao có chuyện 2/5 thành viên của Quốc Hội lơ là về trách nhiệm và nhiệm
vụ của Quốc Hội? Thế hệ Việt tương lai cần phải giải quyết vấn đề này cho phù hợp
với thực tế. Cần phải lưu lý là LĐA không hề nói đến một tổ nhỏ (nhóm, ủy ban)
bàn bạc một vấn đề nào đó và đưa ra toàn thể Quốc Hội để thảo luận trước khi bỏ
phiếu. Điều này cũng cần phải nghiên cứu để đưa vào chi tiết của một Cơ Năng Hiến
Pháp tương lai.
6.9 Được triệu tập lâm thời những đoàn thể trong xã hội khi 3/5 đồng ý
trong số họp.
Điều này nói đến 3/5 đồng ý nhưng nếu Quốc Hội
chỉ có 3/5 (điều 6.8 bên trên) người đến họp phải chăng chỉ cần 3/5 phiếu thuận
trong số người dự buổi họp? Triệu tập những đoàn thể trong xã hội mục đích để
làm gì và tại sao cần phải có trong bản hiến pháp? Đây là những câu hỏi mà thế
hệ tương lai cần phải bàn thảo.
6.10 Quyết định các điều lệ tổ chức, hội nghị của các đoàn thể xã hội
sinh hoạt công dân.
6.11 Được ra quy định thi hành các liên vận (liên lạc và vận động) hay
đề cử do các thành phần tham dự chính trị ở các cấp thi hành (điều tra, kiểm thảo
…).
6.12 Được quyền bí mật hội nghị mà không bị can thiệp bởi hành chính.
Hành chính ở đây mang ý nghĩ gì? Hành chính tổng
cơ (6 viện) hay thủ tục hành chính do Quốc Hội đưa ra cho chính mình? Và sự bí
mật này mang tính bảo mật của quốc gia vì sự an ninh của toàn thể chứ không phải
bí mật hiểu theo nghĩa mang lợi cho phe nhóm nào đó trong cơ cấu cầm quyền. Đây
là vấn đề thế hệ tương lai phải làm cho rõ ràng. Phải chăng khi có những sự kiện
quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia thì được quyền họp bí mật mà
không phải qua thủ tục hành chính bởi thời gian cần thiết của sự kiện cần phải
giải quyết. Nếu đúng như thế thì làm dưới cơ chế Duy Dân, Phê Phán Công Đường sẽ
tham dự để tránh tình trạng Quốc Hội lạm dụng quyền này.
6.13 Được phát thảo, biểu quyết kế hoạch quốc gia 10 năm một kỳ.
Ở điều này, thế hệ tương lai cần phải nhìn lại
xem kế hoạch 5 năm hay kế hoạch 10 khả thi hơn để chọn con số cho chính sách
phát triển quốc gia hay còn gọi là điểm (chủ đích mục tiêu trên nhiều lãnh vực)
phải đạt được trong khoảng thời gian nào đó.
6.14 Được tu cải các quyết nghị án đã có với sự đồng ý của đoàn thể xã
hội ở cấp quốc gia đồng ý.
6.15 Được quyền thông qua luật pháp hay tu cải do Lập Pháp Viện đệ
lên.
7. Những điều Quốc Hội không được làm:
7.1 Không được quyền thay đổi Hiến Pháp, nhưng có thể đề nghị thay đổi Hiến
Pháp trước các hội đoàn trong xã hội, từ trên xuống dưới mà các tổ chức xã hội
cấp xã làm ý kiến chuẩn.
Như đã nói từ lúc đầu, Cơ Năng Hiến Pháp dưới
góc nhìn của Duy Dân là Cơ Năng sống, thay đổi 10 năm và 30 năm. Cho nên chuyện
thay đổi Hiến Pháp ở thời điểm 10 năm có thể bắt đầu từ sự đề nghị của Quốc Hội
và được sự xem xét lại từ Phê Phán Công Đường và Lập Pháp Viện sẽ soạn thảo
theo đúng chuyên môn của Lập Pháp Viện trước khi đưa lại cho Quốc Hội thông qua
và Quốc Trưởng ký đưa vào thực tế của quốc gia. Điều này tránh được chuyện Quốc
Hội thay đổi Hiến Pháp để phục vụ lợi ích của mình thay vì phục vụ lợi ích của
quốc gia và thủ tục qua hai cơ quan khác nhau để sự thay đổi nhằm mục đích
chính là phục vụ quốc gia. Chuyện này cần phải ghi rõ trong Cơ Năng Hiến Pháp để
tránh những phiền phức do thành phần luật sư bẻ chữ thành nhiều mảnh nhỏ để phục
vụ lợi ích thân chủ như tình trạng nhóm luật sư ở Hoa Kỳ.
Quốc Dân Đoàn là những tổ chức xã hội dân sự.
Nếu nhìn ở một khía cạnh tiếng nói đáy tầng được lắng nghe thì đáy tầng là
thành phần biết được sự thay đổi hiến pháp sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính
mình ra sao cho nên đáy tầng cần phải có ý kiến nếu đề nghị thay đổi phát xuất
từ bên Quốc Hội. Vấn đề đặt ra là liệu những tổ chức xã hội dân sự ở đáy tầng,
có đủ trình độ để hiểu về hiến pháp trên cái nhìn tổng thể để có ý kiến đóng
góp. Và tại sao phải là Quốc Dân Đoàn Xã làm ý kiến chuẩn? Cơ Năng Hiến Pháp cần
phải có những người có đủ sự hiểu biết qua kinh nghiệm bản thân, qua sự tu luyện
tri thức để có thể nhìn vấn đề ở dạng tổng thể, cho nên chuyện thay đổi Hiến
Pháp trong phần này cần phải xét lại. Không phải tất cả những gì LĐA đề nghị là
hợp lý, phù hợp với thực tế. Cho nên thế hệ tương lai cần phải xem lại giá trị
của phần này và sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Một vấn đề nữa là trong tài liệu Duy Nhân
Cương Thường có đoạn nói là Quốc Hội soạn thảo, quyết định, và công bố Cơ
Năng Hiến Pháp nhưng ở điều này lại cấm
Quốc Hội thay đổi cơ năng hiến pháp. Có thể hiểu là khi chính quyền mới hình
thành thì Quốc Hội có cái quyền thảo luận và quyết định thông qua cơ năng hiến
pháp. Nhưng sau khi có sự hiện hữu của Hiến Pháp thì Quốc Hội không thể tự động
thay đổi mà có sự đề nghị từ các cơ quan khác, hoặc Quốc Hội đề nghị để các cơ
quan khác xem xét trước khi đồng ý. Sau đó Quốc Hội thảo luận để thông qua một
bản hiến pháp được tu chỉnh. Ý ở đây là tuy Quốc Hội có quyền thông qua hiến
pháp nhưng không phải tự ý làm mà là được sự đóng góp, thảo luận của nhiều cơ
quan trách nhiệm trước khi được Quốc Hội thông qua bản hiến pháp tu chỉnh. Vì
đã được sự thảo luận ở những cơ quan trách nhiệm, cho nên khi thông qua tại Quốc
Hội chỉ cần đa số phiếu là đủ. Đây cũng là phương pháp tránh chuyện Quốc Hội
thay đổi hiến pháp để phục vụ quyền lợi của Quốc Hội hay tước bỏ quyền lợi của
cơ quan nào đó trong Cơ Năng Hiến Pháp.
7.2 Không được phục vụ trong ngành hành chính.
Những ai đã từng làm bên Hành Chính Tổng Cơ
không thể nào được đề cử vào Trung Tâm Hội Nghị. Câu hỏi đặt ra là tại sao ai
đã từng phục vụ bên Hành Chính Tổng Cơ ở dạng lãnh đạo thì không thể được bầu
vào trong cơ chế Quốc Hội? Khi mà cá nhân nào đó đã từng làm việc bên Hành Chính
Tổng Cơ thì sẽ có sự quen biết, thân thiện. Nếu qua bên Chính Trị Tổng Cơ, có
quyền hành ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân thì sự quen biết trước
đó bên Hành Chính Tổng Cơ, có thể tạo ra sự xung khắc quyền lợi cho nên từ đó
mà LĐA đề nghị những ai phục vụ trong Chính Trị Tổng Cơ không được (đã) phục vụ
trong ngành hành chính.
7.3 Không được chủ trương trong kinh tế nghiệp đoàn.
Phải chăng nói đến Quốc Hội không được làm
kinh tế hay những người trong Quốc Hội không được quyền làm kinh tế bởi có thể
lợi dụng cơ cấu chính quyền để phục vụ quyền lợi của cá nhân? Nếu người nằm
trong Quốc Hội không làm kinh tế nhưng công ty để cho vợ con quản lý, hay ai đó
quản lý thì sẽ dẫn đến tình trạng những hợp đồng của chính phủ có thể giao cho
công ty của người nằm trong Quốc Hội. Vậy thì cần phải có một bộ luật để ngăn cản
chuyện các quan chức trong Quốc Hội, lợi dụng vị thế của mình để sử dụng tiền bạc
của chính phủ vào những công ty mà thân nhân của người Quốc Hội làm chủ. Chưa kể
vấn đề mua bán chứng khoán cần phải cấm đoán bởi Quốc Hội có quyền cho một công
ty nào đó quyền lợi đất đai, tài nguyên từ đó tạo chứng khoán công ty đó gia
tăng. Nếu người trong Quốc Hội mua chứng khoán công ty lúc chưa chấp nhận thông
qua luật và khi luật được thông qua làm chứng khoán lên giá, tạo sự giàu có cho
người trong Quốc Hội thì là một hình thức vì quyền lợi cá nhân thay vì là vì
quyền lợi của tập thể. Cho nên cần phải có luật ngăn cấm về chuyện này.
Quốc Hội là một cơ năng sinh hoạt của quốc
gia để điều hành quốc gia chứ không phải là một tập đoàn kinh tế. Các cơ năng
khác của bộ máy chính quyền nếu cho phép thành lập các tập đoàn kinh tế thì duy
nhất chỉ có Nghiên Cứu Viện, có thể thành lập tập đoàn kinh tế nhưng mục đích của
tập đoàn kinh tế đó là để phục vụ quyền lợi cho những người sống trong quốc
gia. Thí dụ thành lập cơ sở sản xuất vũ khí cho chiến tranh mà vì nhu cầu bảo mật,
không thể giao cho các công ty tư nhân thực hiện. Hoặc thành lập hệ thống bưu
điện của chính phủ nếu thấy đây là nhu cầu cần thiết cần phải có sự tham dự trực
tiếp của chính phủ.
Cơ Năng Hiến Pháp Một Góc Nhìn (P11)
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 8 năm 2021 (Việt lịch
4900)
Nguồn: https://nganlau.com/2021/12/01/co-nang-hien-phap-mot-goc-nhin-p10/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét