Thiết giáo 10
Để thực hiện thiết kế và chấp hành
nhân sinh thì cần giáo dục để thực hiện công nghiệp hóa (kinh tế); chính trị và
quân sự hóa bằng cái nội tại nhân cách (đạo đức, văn hóa, trí thức), thể cách
(thân thể khỏe mạnh trong một tinh thần tráng kiện với lý tưởng mình sống không
phải chỉ cho mình mà cho gia đình, làng xóm, xã hội, quốc gia); phong cách sinh
hoạt (nghệ thuật trong cuộc sống, chính trị và quân sự).
Giáo dục khởi đầu từ chính mình.
Nghĩa là tự mình học tập ở người khác và tự mình tôi luyện tri thức của chính
mình qua kinh nghiệm bản thân, qua suy tư về đời sống, con người, xã hội, thế
giới, thiên nhiên. Đây chính là điểm khởi đầu và là điểm khó nhất bởi tự mình
tu dưỡng để đạt mức “ngộ” không phải là điều dễ làm. Nhưng khi mà hệ thống giáo
dục chưa hình thành hay là hệ thống giáo dục chỉ đào tạo ra chuyên gia thiếu
tam nhân (Tam nhân: Nhân bản, Nhân tính, Nhân chủ) thì chính mỗi người phải tự
giáo dục mình để đạt tam nhân cho chính mình.
Thiết giáo 11
Để làm công chuyện giáo dục mà điểm
khởi đầu ở chính bản thân mình nhưng đồng thời nhìn giáo dục như là một cuộc
cách mạng ở bản thân và sau đó áp dụng vào toàn xã hội.
Giáo dục đi đôi với nền kinh tế của
quốc gia. Để đạt được nền kinh tế kỹ nghệ hiện đại hóa đòi hỏi có nền giáo dục
cao, không những đạt được kỹ thuật mà đạt luôn về tâm thuật mà tâm thuật là gốc,
kỹ thuật chỉ là ngọn. Nếu đặt kỹ thuật là gốc thì một sản phẩm tạo ra chỉ có mục
đích phục vụ lợi nhuận của chiến tranh, không màng đến môi sinh, nhân sinh thì
lúc đó chính kỹ thuật đó giết chết đi sự sống của Con Người khi mà môi sinh bị
phá hoại. Còn đặt tâm thuật là gốc thì kỹ thuật sẽ phục vụ đời sống của loài
người ở hiện tại lẫn ở tương lai, không phá hoại sự sống của thiên nhiên nói
chung, và con người nói riêng ở khắp mọi nơi trên trái đất.
Để đạt được tâm thuật thì cần phải có
giáo dục với nền tảng của tinh thần giáo dục đào tạo con người có Tam nhân:
Nhân bản, Nhân tính, Nhân chủ. Tinh thần giáo dục này áp dụng ở mọi nơi từ bản
thân đến gia đình, đoàn thể, quân đội, và toàn xã hội. Tinh thần giáo dục này
là sẵn sàng loại bỏ những tập tính cũ, không hợp thời và chấp nhận cái mới, đáp
ứng nhu cầu của thời đại trong lãnh vực thiết kế và chấp hành nhân sinh. Tinh
thần giáo dục này đào tạo khả năng của mỗi người theo chuyên môn, phù hợp với
năng khiếu tự nhiên và làm gia tăng năng khiếu đó. Trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong cơ cấu xã hội phải phù hợp với năng khiếu, năng lực mà cá nhân đó có chứ
không phải trách nhiệm được giao phó bởi
chính sách con ông cháu cha, sống lâu lên lão làng.
Trên lãnh vực quốc gia cần phải có một
chính sách chính trị kinh tế để từ đó dẫn đạo cho nền giáo dục phù hợp với
chính sách chính trị kinh tế đó. Cả hai chủ thể (chính trị và giáo dục) sẽ
tương tác để cùng nhau thay đổi, cùng nhau tiến bộ bởi vì cả hai đều có tương
quan mật thiết với nhau.
Thiết giáo 12
Sức mạnh kinh tế lẫn quân sự của các
quốc gia trên thế giới đều dựa vào nền giáo dục phù hợp và phục vụ lợi ích
chính trị của các quốc gia. Hai chủ thể Chính Trị và Giáo Dục luôn luôn tương
tác nhau và nếu hai chủ thể này không hợp nhất thì sẽ dẫn đến sự thất bại của xã hội.
Thiết giáo 13
Khi LĐA nói đến Thắng Nghĩa Quốc Gia
với những Tổng căn tạng, Giáp căn tạng, Ất căn tạng...là
gì vậy? (Đây là các thứ bậc của Quốc Dân tu dưỡng. Xem thêm QUỐC DÂN TU DƯỠNG ĐẠI CƯƠNG: 1) Tổng tạng.
2) Giáp căn tạng. 3) Ất căn tạng (xem kiến quốc thanh sắc văn vật).) Rồi đến Thắng Nghĩa Luận
Cương? Phải chăng đó là những gì LĐA nghĩ đến nhưng chưa kịp trình bày?
Vậy tài liệu nào nói về Thắng Nghĩa
luận cương ? Đây cũng là sự kiện khiến người sau tìm hiểu Duy Dân hoang mang
không hiểu LĐA nói gì, có ý gì trong những tài liệu chưa kịp trình bày ra trước
công chúng. (Thắng Nghĩa luận cương là các vòng ranh giới
của Thắng Nghĩa, chẳng hạn: Thắng Nghĩa quốc sách,
Thắng Nghĩa quốc gia, Thắng Nghĩa dân tộc,
Thắng Nghĩa giáo dục)
Thiết giáo 14
Khi LĐA viết "phải có một giáo dục
kỹ thuật để xúc tiến tính chất và cá tính dễ dàng thuận lợi phát huy và phát triển.
Vấn đề này ở trong Thắng Nghĩa Tổng Cương đã giải đáp quá rõ ràng".
Vậy
tài liệu nào nói về Thắng Nghĩa Tổng Cương? (Đọc thêm DD huấn phương: Tâm lý học DD (Thắng Nghĩa Tổng
Cương). Thiết giáo 21 có viết “Sự trau giồi sức lực đó là căn cứ vào uyên nguyên
và cơ năng của sinh mệnh” (Thắng Nghĩa Tổng Cương))
Thiết giáo 15
Ở đây LĐA nói đến một nền giáo dục phải
dựa vào thể chất của mỗi cá nhân để có chương trình giảng dạy phù hợp với cá
nhân đó để cá nhân hứng thú trong việc học hỏi thay vì bị bắt buộc học.
Ngay cả những cá nhân chậm hiểu khi bẩm
sinh do những căn bệnh tự kỷ (autism) thì cần phải tìm hiểu để có chương trình
giáo dục đặc biệt phù hợp với bản năng của trẻ hầu giúp trẻ phát triển cái khả
năng tự nhiên của chính mình mà cái khả năng tự nhiên đó ai cũng có. Vấn đề là
phát hiện ra khả năng đó để cải tạo khả năng đó trở thành thiện nghệ, phù hợp với
sinh mệnh bản thể của mỗi cá nhân.
Thiết giáo 16
LĐA muốn có giáo dục theo Sinh Mệnh
Tâm Lý khi phân biệt "Trung bình giáo dưỡng" và "Đặc bẩm giáo dưỡng".
Nhưng ai có đủ khả năng để quyết định như vậy? Nếu cha mẹ phát hiện ra khả năng
thiên tài bẩm sinh của trẻ thì liệu thầy cô giáo thấy được điều đó để phát triển
thiên tài của trẻ đến tột đỉnh của thành công? Liệu thầy cô giáo có đủ khả năng
để phát hiện những đặc biệt bẩm sinh của trẻ để có chương trình giảng dạy phù hợp
với năng khiếu có sẵn và không làm cho trẻ chán nản trong học hỏi?
Nếu có những chương trình đặc biệt
dành cho những trẻ có sẵn tài năng thì ngược lại cũng phải có những chương trình
đặc biệt dành cho những trẻ kém may mắn, không có sự hiểu biết nhiều, hoặc mang
những căn bệnh bẩm sinh như câm, điếc để những cá nhân này có những căn bản
giáo dục cần thiết hầu hòa nhập vào cuộc sống xã hội ở tương lai.
Thiết giáo 18
Theo như trong chương trình tu luyện "căn bản lý luận", “căn bản nhân
cách", “căn bản kỹ thuật", luyện “Tinh, Khí, Thần” có khi mất cả đời
người cũng chưa hoàn thành.
Đồng ý rằng đây là những cơ bản mà một
con người cần phải có trong việc đào tạo một con người Duy Dân. Những cá nhân
nào tham dự vào bộ máy nhà nước thì những cơ bản này cần phải có. Dĩ nhiên
không phải ai cũng đạt được những cơ bản này và cho dù đạt được những cơ bản
này, tri thức, kinh nghiệm bản thân, quan niệm sống tạo ra sự khác biệt trong
khả năng. Thí dụ hai cá nhân học ra trường là bác sĩ, cùng một trường sở, cùng
một thầy cô giáo giảng dạy. Tuy nhiên điều chắc chắn rằng hai vị bác sĩ này tay
nghề hoàn toàn khác nhau do nhân tố bên trong của chính mỗi cá nhân để tạo ra
tài nghệ khác nhau.
Vậy thì chương trình giáo dục cố gắng
bao gồm những cơ bản này nhưng những cơ bản này không phải ai cũng có thể áp dụng
cho chính bản thân giống nhau bởi mỗi cá nhân trong xã hội là một cá thể khác
biệt.
Thiết giáo 20
LĐA nói đến bản thể của giáo dục qua
"Tính, Tâm, Thân, Mệnh". Ai cũng vậy, tự tìm hiểu về mình và tự tu sửa.
Nếu bản thân ta không "Sống biết, Sống đúng, Sống thực" thì chỉ chạy
theo người làm nô lệ, tay sai thì còn đòi hỏi dân chủ, độc lập, tự do như thế
nào?
Trong lãnh vực giáo dục thì đạo lý
làm người là trung tâm cho giáo dưỡng. Giáo dưỡng là sự truyền thụ và vun trồng.
Mà để làm được việc trên giáo dục phải có nghệ thuật, kỹ thuật, kế hoạch trong
một tinh thần khoa học để đạt được hiệu quả của giáo dục.
Thiết giáo 21
LĐA nói đến sự kiện "người dạy và
người học" như nhau, gọi là dạy- học làm thống nhất. Nghĩa là không có người
dạy học và kẻ đến học. Cả hai là bạn đồng hành. Nhà giáo dục không phải là biết
hết, nói sao thì người đến học phải theo như vậy. Đó là giáo dục cưỡng ép, nhồi
sọ. Nhà giáo dục chỉ là người hướng dẫn. Có kinh nghiệm không phải là tất cả.
Kinh nghiệm chỉ là kết quả của một vài trường hợp đã xảy ra mà nhà giáo dục đã
trải qua. Cùng đi với người thọ học, nhà giáo dục sẽ tìm hiểu cá tính của đối
tượng để phát triển cho thích hợp (xem thêm Giáo Dục và Ý Nghĩa Cuộc Sống.
Jiddu Krishnamurti).
Giáo dục không đơn thuần chỉ là dạy về
kiến thức tổng quát, hay kiến thức nghề nghiệp mà giáo dục gồm cả dạy về thẩm mỹ
bao gồm sinh hoạt căn bản trong cuộc sống như nấu ăn; rèn luyện sức khỏe, thân
thể để luôn luôn được khỏe mạnh trong cuộc sống; rèn luyện tâm; rèn luyện trách
nhiệm và bổn phận của một cá nhân đối với xã hội và xã hội đối với cá nhân.
Sự khác biệt thầy – học trò sẽ tạo ra
tâm lý để người thầy là chủ nhân mục đích đào tạo ra những nô lệ. Thầy chỉ là
chức vụ trong sự tôn sư trọng đạo. Nhưng không vì chức vụ đó để thầy xem thường
học trò, không chịu học hỏi từ học trò. Như LĐA đã nói, người học và người dạy
là hai bản thể thống nhất. Thầy học từ trò và trò học từ thầy. Cả hai học hỏi để
cùng nhau tiến bộ. Sự học hỏi luôn luôn tiếp tục xảy ra cho đến khi chúng ta nhắm
mắt, lúc đó sự học hỏi mới chấm dứt.
(Thực ra,
trong DD không dùng chữ thầy, người dạy là người đi trước biết nhiều hơn nên hướng
dẫn cho người đi sau những điều mình biết; gọi là “Thân ái phụ đạo”. Người đi
trước không phải cái gì cũng biết, người đi sau không phải cái gì cũng không biết;
cho nên cần học hỏi lẫn nhau – gọi là “Cơ năng cùng tiến” và xưng hô với nhau
chỉ là anh em đồng chí. Chính trên tinh thần Duy Dân Thiết Giáo này mà ông
Nghiêm Xuân Hồng, một sinh viên ưu tú sắp tốt nghiệp trường Đại Học Luật, sẽ
(chúng tôi dùng từ sẽ vì ở cái thời điểm nói trong đoạn này, ông Nghiêm Xuân Hồng
chưa bổ làm quan) được bổ làm quan Huyện, chấp nhận LĐA làm lãnh tụ của mình;
ông Vũ Đức Tiễn, đỗ Tú Tài II hạng Bình nức tiếng tự học trong giới sinh viên
Hà Nội đương thời, tạm xếp bút nghiên để đi làm thư ký riêng cho LĐA.)
Thiết giáo 22
LĐA nói đến kiện khang giáo dục như
là huấn luyện "sức" và "lý". Có sức khỏe mới chống lại yếu sinh
lý, yếu tâm lý gây ra đạo đức suy đồi nơi con người, xã hội. Sự hợp lý giữa cá
nhân và xã hội là căn bản của dân chủ, bình đẳng, bình sản.... Không có giáo dục
như vậy thì cho dù có hàng trăm Cơ Năng Hiến Pháp cũng không dùng được.
“Sức” phải hiểu là tự mình, tự xã hội,
tự quốc gia. “Sức” tức là ý lực, năng lực, tiềm lực, vật lực ở chính mình, xã hội,
hay quốc gia.
“Lý” liên quan đến Tâm Sinh Lý. Tâm
phải bình thản, phải biết hòa hợp cá nhân với xã hội bởi cá nhân không thể nào
tồn tại nếu không có xã hội. Cho nên Tâm phải hòa hợp với tập thể để tạo sự thống
nhất. Sinh là sự sống. Ai cũng cần sống. Cho nên không thể nào vì sự sống của
mình để tiêu diệt sự sống của người khác.
Lý tức là nói đến sự hợp lý. Con người
dùng óc phán xét (Tâm) để tạo ra sự sống (Sinh) cho chính mình nhưng đồng thời
phải xem xét hành động của mình có hợp (Lý) với xã hội hay không. Đây là một
góc nhìn của sự hiểu biết về giáo dục trên lãnh vực “sức” và “Lý”.
Thiết giáo 24
LĐA nói đến "Cái giác ngộ của
dân chúng là cái đã biết rồi và đã định rồi … kết quả như thế gọi là biết độ mà đi (tri độ). Cái giác ngộ của tiền tiến là
cái chưa biết được, chưa định được không thể biết được và không thể định được,
hai giác ngộ đều do lấy chí thành". Xem vậy thì cái gọi là "giác ngộ"
LĐA nói đến cũng không xa cái ngộ của
Thiền đạo. Thay vì chỉ giới hạn trong sân chùa thì LĐA đem nó ra ngoài đời.
Nhưng trong phạm vi Chùa mà đã khó kiếm, khó thành thì làm sao có dư cho ngoài
đời? Nhân tài trong xã hội đã hiếm. Trong chính trị, tìm người tử tế đã khó huống
hồ gì lãnh đạo.
Loại lãnh đạo mà do Tư Bản, Cộng Sản
đào tạo thì như ruồi và vô dụng.
Lãnh đạo tự thân tu dưỡng thì lịch sử
có mấy người.
Chính vì vậy loại lãnh đạo "tri
độ" đó mới làm nên lịch sử và loại chính trị gia thích làm lịch sử chỉ làm
nên tội đồ của lịch sử. Vì vậy LĐA viết Thiết Giáo để phân biệt loại chính trị
Phi Cách Mạng, Phản Cách Mạng, Bất Cách Mạng.
@ Nhân Chủ
Tháng 3 năm 2020 (Việt lịch
4899)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét