2. SỬ HỒN
Hối hận
Khi con người chưa suy nghĩ trước
khi hành động (ám chỉ vào
một triết học), khi sự tu dưỡng chưa vượt qua những cố chấp thì sẽ dẫn đến hối
hận. Khi sự suy nghĩ của con người chưa đi đến toàn diện, triệt để thì làm sao thiết
lập lập được cương thường của nhân loại. Chính vì tu dưỡng chưa đủ mà đã vội vã
hành động để rồi hối hận thì có ích gì? Hiểu như vậy để biết rằng sự kiện LĐA lập
đảng rồi giải tán đảng rồi ra đi là bài học cho những người Việt đấu tranh thời
điểm đó và sau này. Bạn nghĩ như thế nào về Tổng Lưu hậu Đảng bộ do Thái Lăng
Nghiêm lập sau này? Có phải là giải tán Tổng Đảng Bộ, tức là cái trục. Vậy thì
cái trục đó có cần thiết hay không? Phải chăng cái trục đó là Trung Tâm Điểm?
Hay Trung Tâm Điểm chính là thuyết Duy Dân và sự thành lập đảng chỉ là mục đích
để truyền đạt thuyết Duy Dân đến thế hệ sau qua những đảng viên DD thời đại đó?
Phải nhìn lại lịch sử trong các
cuộc cách mạng để rồi đánh giá cho đúng bản chất của nó: Một sự hối hận chỉ bởi vì những triết lý đem áp dụng vào đời
sống không hoàn thiện hay còn gọi là tổng thể trong việc phục vụ đời sống của
con người. Con người không đơn giản chỉ thiên về Duy Vật, Duy Tâm, Duy Sinh mà
cuộc sống của con người là cuộc sống của tổng thể bao gồm Vật, Tâm, Sinh.
Chỉ khi nào mỗi người nhìn rõ sự
sai trái của lịch sử để tự mình giải thoát được chính mình thì lúc đó mới có thể
chấp nhận Duy Dân dựa trên tinh thần tự mình và hòa đồng vào nhân loại để cùng
nhau sống, tiến hóa chứ không phải chỉ tự mình mà quên đi nhân loại. Chiến
tranh chỉ chấm dứt khi mọi dân tộc đối xử với nhau như chính mình đối xử với bản
thân mình.
Trường hận
LĐA muốn nói đến những mối hận đã
trở nên bước ngoặt của lịch sử giống như sự sai lầm của vị tướng chỉ huy không
phải trong một trận chiến mà ảnh hưởng cả cuộc chiến. Làm sao có thể chuẩn bị
cho những giây phút đó trong suốt một đời người? Khi nào nó xảy đến? Nếu bản
thân phải quyết định? Biện chứng nào quyết định cho một cứu cánh tối hậu? LĐA
duyệt qua các trường hợp của Thích Ca, Jesus, Marx, Lão Tử … cũng như trong sử
Việt: Bông Lau, Hưng Đạo Vương, Bình Ngô Đại Cáo …. Nếu LĐA đã bày ra cảnh
"Trường hận" như "chính đề" thì phải hiểu ý "phản đề"
và tìm ra tổng hợp đề.
Nhìn về lịch sử để thấy ở bất cứ
thời đại loạn lạc nào cũng vẫn có những con người sẵn sàng đứng lên, sống thật
để đánh lên tiếng chuông cảnh tỉnh Con Người sống trong đời đại đó nhằm tạo ra
văn minh trong nhân đạo chứ không thể tiếp tục chấp nhận văn minh trong vô đạo.
Vậy thì thời đại hiện tại, thời đại 2000s, liệu thế hệ hiện tại có vượt lên tự
mình, cùng đứng lên sống thật để cảnh tỉnh mọi người cùng tham dự cuộc Cách Mạng
ở bản thân trước khi xây dựng cuộc cách mạng ở xã hội?
Ái hoa
Hoa nhân ái? Khi nói đến Huyết Hoa có người nghĩ đến sự tàn ác, đổ máu nhưng Hoa máu cũng
có thể là sự hy sinh, đổ máu vì tình thương, vì lòng nhân ái. Đó không còn là vật
chất nữa mà trở thành tinh thần. Lòng từ ái giúp con người giác ngộ mà chỉ có
người biết tu dưỡng mới đạt được và thấu hiểu. Tuy nhiên trong chính trị mọi
chuyện đều có thể bị lợi dụng mà chỉ có ai "sống thật" mới biết kẻ
nào là giả trá. Nhân ái khi nào, với ai? Đó cũng là ẩn ngữ của LĐA gửi đến bạn.
Bạch vân
Mây trắng không phải để làm thơ.
Mây trắng chỉ sự thanh cao, trong sạch. Mây cũng ám chỉ sự vô thường hợp-tan và
thời gian trôi qua không bao giờ trở lại. Con người sống trong giai đoạn lịch của
dân tộc sẽ làm gì? Đừng bỏ lỡ cơ hội của lịch sử. Trong sử Việt ai cũng biết Bạch
Vân Cư Sĩ (Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) biết thời không đến mà lui về ở ẩn.
LĐA có biết Dịch Lý, Thái Ất hay không, không ai biết, nhưng biết để làm gì? Chắc
chắn không phải để bàn nhảm như ông Hà Lạc lão nhân Việt Viêm Tử tại hải ngoài 1980s. LĐA có nói đến "tiên tri, tiên
giác" (sinh mệnh tâm
lý), phải chăng trên con đường cách mạng, sẽ có lúc phải đòi hỏi như vậy chăng?
Tu dưỡng như thế nào để
"tiên tri, tiên giác"?
Uyển hồn
LĐA không nói về tôn giáo nhưng ở
đây nói về phần hồn, hình nhi thượng, đó là vấn đề tinh thần dân tộc. LĐA đã
nhìn thấy tinh thần dân tộc Việt suy thoái trầm trọng qua cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn,
sự phân chia đất nước thành 3 miền, cuộc xung đột của các thế lực quốc tế tại
VN đưa đến sự phân chia đất nước. Khi tinh thần dân tộc không còn thì sự phục
hưng giống nòi Việt trở nên xa vời. Linh hồn tượng trưng cho tinh thần. Phải phục
hồi cái tinh thần Bách Việt trước để kết hợp toàn dân Kinh-Thượng thì mới đem lại
một nước Việt mới hài hoà và hướng thượng chứ không phải một nước Việt chia năm
xẻ bảy với Fluro, Chàm, Thượng, Mường, Mán… để rồi đi vào một cuộc xung đột
khác.
Ngăn bước xâm lược từ Hán tộc,
dòng giống Bách Việt không ngừng quật khởi. Sự thống nhất về chính trị mang
tính trung ương tập quyền của Trung Hoa không hề là mô hình phù hợp cho thói
quen yêu chuộng tự do của các cộng đồng địa phương Bách Việt. Thủ lĩnh Khu liên tiếp nối sự nghiệp của Vua hai Bà trên đất Lâm Ấp, đất
nước nòi đường ngược thành hậu cứ cho các vùng đất phương Nam bảo vệ trái tim Đại
Việt. Những đoàn quân Lâm Ấp năm xưa quay về cứu cố tộc bị đám sử quan Hán tộc
đổi trắng thay đen thành đám ngoại bang xâm lăng thời Bắc thuộc. Cái tiếng ấy vẫn
còn đó, những định kiến hoặc phá hoại từ bên ngoài không thể mãi làm mù mắt những
Việt tộc đến mức không còn nhận ra nhau. Những nghi ngờ thiên vạn cổ đang đợi
những giải tỏa từ người của thời đại mới, nhưng ai sẽ làm việc này?
@ Nhân Chủ
Tháng 4 năm 2020 (Việt lịch 4899)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét